Room tín dụng đã mở nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn. Trong khi các phương án còn đang được bàn thảo thì nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ.

Chuyên gia hiến kế gỡ khó cho tín dụng bất động sản

Tuyết Nhung | 14/02/2023, 17:51

Room tín dụng đã mở nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn. Trong khi các phương án còn đang được bàn thảo thì nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ.

Thị trường bất động sản sau 2 năm "ngấm đòn" bởi dịch bệnh COVID-19 giờ đây đã bắt đầu chìm trong khó khăn. Đặc biệt, doanh nghiệp bất động sản càng lớn càng gặp khó khi hầu hết các dự án đang triển khai đều gặp vấn đề về pháp lý không ra hàng được.

giai-cuu-thi-truong-bat-dong-san.jpg

Cùng với đó là cú "phanh gấp" tín dụng khiến hoạt động của doanh nghiệp bỗng khựng lại, tồn tại leo lét. Không ít doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận thực hiện các biện pháp để cứu mình như: cắt giảm nhân sự, giảm lương, thu hẹp quy mô, thậm chí vay nặng lãi... để tồn tại.

Nhận thấy những vướng mắc rất lớn của thị trường, từ những tháng cuối năm 2022, Chính phủ liên tục có những cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho bất động sản. Tuy nhiên, để giải quyết những khó khăn cho thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng cần phải hành động quyết liệt hơn, cần sớm đưa ra những giải pháp tổng thể, phải có giải pháp xử lý từ gốc.

Trao đổi với Một Thế Giới về giải pháp gỡ khó cho tín dụng bất động sản hiện nay, chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu đã chỉ ra 5 giải pháp căn cơ.

Thứ nhất, những chuẩn mực về tín dụng cho vay bất động sản không được hạ thấp, các doanh nghiệp vẫn phải tính toán, đảm bảo về dòng tiền, chỉ số lợi nhuận, chỉ số đòn bẩy tài chính... bởi lẽ thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản, dòng tiền, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản...

Thứ hai, các doanh nghiệp đi vay phải tự tái cơ cấu hệ thống tài chính, dòng tiền của mình để có thể trả nợ. Hãy dừng việc lấy tiền của người dân qua phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án rủi ro. Nếu không dừng lại việc đó, Ngân hàng Nhà nước có đổ bao nhiêu tiền vào tín dụng bất động sản thì tiền đó cũng mất. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp bất động sản nào cũng có thể dễ vay vốn ngân hàng ngay cả khi lãi suất bớt căng và room tín dụng rộng rãi hơn.

Thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đều đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền. Năm 2023, doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chịu áp lực lớn từ các đợt trái phiếu đến hạn, bên cạnh đó là nhu cầu tất toán trước hạn của nhà đầu tư.

Thứ ba, Chính phủ cần có chương trình hoãn, giãn nợ quốc gia cho tất cả doanh nghiệp sắp đến hạn, nhưng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng cần có chương trình hỗ trợ lãi suất cho một số phân khúc thị trường, nhóm đối tượng, như chương trình cấp bù lãi suất năm 2022.

Thứ năm, Chính phủ và các cơ quan quản lý nên có một chương trình cho vay đặc biệt để hỗ trợ nhà ở xã hội như gói 30.000 tỉ đồng đã từng thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu đại bộ phận xã hội. Năm 2023, cần tiếp tục mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở mức hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng pháp lý là vướng mắc lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở. Vì vậy, gỡ pháp lý cho các dự án có thể giúp tăng nguồn cung, giúp giảm giá bán bất động sản. Nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng cho bất động sản năm 2022 chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành và tăng nhanh hơn mức tăng chung của nền kinh tế.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định đến nay chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản mà chỉ yêu cầu kiểm soát chặt cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thị trường này; tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được bảo đảm công bằng như các lĩnh vực khác... Tuy nhiên, thị trường bất động sản lại đang "đóng băng", có nguy cơ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú - thành viên tổ công tác của Thủ tướng về lĩnh vực bất động sản, cho biết Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp cùng tổ công tác khảo sát, nghiên cứu, phân tích tại các địa phương và thấy rõ nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản. Sau công điện của Chính phủ về vấn đề tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã nới tín dụng lên tối đa 16%.

"Room tín dụng đã mở, các hiệp hội đang vận động hạ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước cũng đang triển khai tháo gỡ khó khăn về thị trường bất động sản", ông Đào Minh Tú nói.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương tháng 1.2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp.

Bài liên quan
Thống đốc NHNN: ‘Tín dụng bất động sản được kiểm soát ở mức hợp lý’
Tính đến nay, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã được kiểm soát ở mức hợp lý, chiếm 32,12% dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản, tăng 8,11% so với cuối năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia hiến kế gỡ khó cho tín dụng bất động sản