Hiệp định EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- EU. Theo đó, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.

Việt Nam – EU bắt tay kinh doanh, 99% dòng thuế bãi bỏ

Một Thế Giới | 05/08/2015, 05:00

Hiệp định EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- EU. Theo đó, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.

Bãi bỏ 99% số dòng thuế

Ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có điện đàm với Cao ủy thương mại EU, Cecilia Malmstrom thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên Việt Nam và EU. Các nôi dung chính của Hiệp định gồm thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS), hàng rào kĩ thuật trong thương mại, thương mại và dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước..

Điểm nổi bật của Hiệp định là tính bổ sung, hỗ trợ nhau mạnh mẽ, ít có lĩnh vực cạnh tranh với nhau. Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

EU - gồm 27 quốc gia thành viên hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 36,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt gần 28 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, thủy sản...

Về xuất nhập khẩu, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU.

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay.

Cam kết đảm bảo môi trường đầu tư

Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết nhằm bảo đảm một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam.

Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, nước ta có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.

Trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU cũng đã thống nhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Khuôn khổ này sẽ giúp nước ta tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ... hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhắn nhủ các doanh nghiệp Việt Nam rằng, các doanh nghiệp cũng phải tự nhận thức đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn để ứng xử trước khi đợi sự chỉ đạo của Nhà nước.  Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.

Bên cạnh đó, ông Vũ Huy Hoàng cho hay, phía Bộ Công thương cũng sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội thảo, kết nối… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp làm ăn.

Song song với đó, EU cũng đang trong quá trình xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Theo ông Franz Jessen., Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU, trong 5 tiêu chí công nhận một nền kinh tế là kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được 2 tiêu chí.

Trí Lâm

Bài liên quan
TP.HCM: Tuyến metro số 1 chính thức khai thác thương mại ngày 22.12 tới
Sau gần 20 năm thi công và trải qua nhiều khó khăn, vướng mắc, cuối cùng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đã hoàn thành 100% khối lượng thi công và sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại ngày 22.12.2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam – EU bắt tay kinh doanh, 99% dòng thuế bãi bỏ