Ngày 17.11, hãng tin Reuters nêu Trung Quốc tự nhận là "nạn nhân" bị chiếm đảo ở Trường Sa trước khi diễn ra hai hội nghị khu vực mà vụ tranh chấp Biển Đông nhiều khả năng sẽ là chủ đề nóng.

Trung Quốc tự nhận là “nạn nhân” bị chiếm đảo ở Trường Sa!

Một Thế Giới | 17/11/2015, 15:21

Ngày 17.11, hãng tin Reuters nêu Trung Quốc tự nhận là "nạn nhân" bị chiếm đảo ở Trường Sa trước khi diễn ra hai hội nghị khu vực mà vụ tranh chấp Biển Đông nhiều khả năng sẽ là chủ đề nóng.

Về việc Trung Quốc tự nhận là "nạn nhân" bị chiếm đảo ở Trường Sa, một nhà ngoại giao cấp cao TQ nói hôm 17.11: TQ đã "hết sức kiềm chế" trên Biển Đông, bằng cách không chiếm các đảo mà các nước khác đã chiếm, dù TQ có thể thực hiện việc chiếm hữu này.
Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố độc chiếm chủ quyền 90% Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quan trọng trị giá 5 tỉ USD/năm, dẫn đến việc tranh chấp giữa TQ với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, theo Reuters.
TQ đã cải tạo đất, xây 3 đường băng cùng các cơ sở hạ tầng trên vài đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, điều khiến khu vực lo ngại và Mỹ nhận định TQ đang mở rộng tầm với quân sự sâu vào vùng biển Đông Nam Á. 
Nhưng tại cuộc họp báo 17.11 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng ngoại giao TQ Liu Zhenmin nói rằng TQ mới thật sự là "nạn nhân" khi hàng chục đảo và bãi đá của TQ ở Trường Sa bị 3 nước chiếm trái phép.
Ông không nói nước nào, nhưng theo Reuters, chỉ có Brunei là không có công trình quân sự trên quần đảo Trường Sa.
Ông Liu nói: "Chính phủ TQ có chủ quyền và khả năng thu hồi các đảo và bãi đá bị các nước láng giềng chiếm trái phép. Nhưng chúng tôi không làm việc đó. Chúng tôi đã duy trì sự kiềm chế tối đa, nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển Hoa Nam", theo cách gọi Biển Đông của TQ. 
Tranh chấp Biển Đông sẽ là chủ đề nóng ở hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào cuối tuần này.
Vấn đề Biển Đông cũng có thể được trao đổi bên lề hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Philippines. APEC diễn ra trong hai ngày 18-19.11, không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình làm việc chính thức. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Manila hôm 17.11 và sẽ dự cả hai hội nghị này. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chỉ dự APEC, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ đại diện TQ ở Malaysia.
Thứ trưởng Liu nói rằng TQ không muốn Biển Đông là đề tài chính ở hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Nhưng ông lưu ý rằng khó thể tránh vài nước đặt vấn đề này lên bàn làm việc. 
Ông khẳng định việc TQ xây đảo nhân tạo ở Trường Sa không nhằm quân sự hóa, nhấn mạnh rằng có sự chú ý quá nhiều vào chiều dài của các đường băng.
Ảnh vệ tinh cho thấy một đường băng xây xong, dài 3.000 mét ở Bãi Đá Chữ Thập. Các chuyên viên an ninh nói sân bay này có thể tiếp đón các máy bay quân sự TQ.
Ông Liu nói: "Sự thật là chúng càng lớn thì dân thường càng hưởng lợi ích do chúng đem lại". Ông bảo sự mất tích của chiếc máy bay dân dụng MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi năm ngoái, là chứng cứ về khả năng tìm kiếm - cứu hộ kém chất lượng ở Biển Đông.
Ban đầu, lực lượng cứu hộ tập trung cuộc tìm kiếm MH370 ở Biển Đông, trước khi chuyển cuộc tìm kiếm đến Ấn Độ Dương.
Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tự nhận là “nạn nhân” bị chiếm đảo ở Trường Sa!