Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên kế hoạch đưa vấn đề biển Đông ra các hội nghị quốc tế lớn trong những tuần tới, gồm hội nghị thượng đỉnh của G-20, cuộc họp của các nước Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Thủ tướng Nhật muốn đưa vấn đề biển Đông ra các hội nghị quốc tế lớn

Một Thế Giới | 10/11/2015, 17:56

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên kế hoạch đưa vấn đề biển Đông ra các hội nghị quốc tế lớn trong những tuần tới, gồm hội nghị thượng đỉnh của G-20, cuộc họp của các nước Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

"Các quy tắc của công pháp quốc tế phải được thực hiện để bảo đảm tự do hàng hải và hòa bình", ông Abe nói trong một bài phát biểu tại Tokyo, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế để đảm bảo các quy tắc tự do hàng hải.
Nhận xét của ông Abe được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên biển Đông đang tăng cao, sau khi một tàu khu trục Mỹ tiến hành tuần tra hàng hải trong vòng 12 hải lý quanh hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). 
"Tôi muốn khẳng định lại các nguyên tắc (của công pháp quốc tế) với các bên liên quan tại G-20, cuộc họp của APEC, và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á", ông Abe tuyên bố, khẳng định mong muốn đưa vấn đề biển Đông ra các hội nghị quốc tế lớn.
Ông Abe đã đề cập đến hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, diễn đàn APEC ở Philippines và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia, nơi 10 thành viên của ASEAN sẽ gặp gỡ với các đối tác quốc tế của mình.
Trung Quốc là một nước thành viên của G-20, nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu bao gồm: Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chủ quyền phi lý khi khẳng định hầu hết biển Đông là vùng lãnh thổ của họ, với chứng lý duy nhất là "vùng nước lịch sử" - một khái niệm kỳ lạ.
Nhật Bản dù không trực tiếp tham gia vào tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, nhưng ông Abe nhấn mạnh rằng biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu trên thế giới và có một vai trò to lớn đối với nền kinh tế của Nhật Bản.
"Nguyên liệu và hàng hóa vào Nhật Bản thông qua nhiều tuyến hàng hải gồm cả biển Đông", ông Abe nói khi đề cập đến tuyến hàng hải nhộn nhịp và quan trọng nhất thế giới với 5.000 tỉ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.
Ông Abe cũng cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã thể hiện mong muốn tham gia đàm phán gia nhập vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới. "Điều kiện tiên quyết là (họ) chấp nhận các quy định mới, mà chúng tôi đã tạo ra", ông Abe khẳng định Nhật Bản hoan nghênh Hàn Quốc sớm tham gia đàm phán TPP.
Thiên Hà (theo Japan Today)
Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nhật muốn đưa vấn đề biển Đông ra các hội nghị quốc tế lớn