Sàn giao dịch việc làm trực tuyến được ra đời nhằm kết nối 63 tỉnh, thành phố, hướng tới bổ trợ và chia sẻ dữ liệu với doanh nghiệp thay vì "cạnh tranh".

Thí điểm sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 63 tỉnh, thành phố

Tuyết Nhung | 23/03/2023, 18:30

Sàn giao dịch việc làm trực tuyến được ra đời nhằm kết nối 63 tỉnh, thành phố, hướng tới bổ trợ và chia sẻ dữ liệu với doanh nghiệp thay vì "cạnh tranh".

san-giao-dich-viec-lam.jpg

Chiều 23.3, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã chủ trì chương trình thí điểm công cụ quản lý, điều hành sàn giao dịch việc làm trực tuyến để thực hiện phiên giao dịch việc làm kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo đó, sàn giao dịch việc làm trực tuyến đánh dấu bước chuyển đổi mạnh mẽ từ việc điều hành giao dịch việc làm trực tiếp sang trực tuyến một cách có hệ thống, dựa trên nền tảng số. Bộ công cụ này khi được hoàn thiện sẽ góp phần kết nối hiệu quả 63 trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Văn An - Phó Giám đốc Trung tâm quốc gia về Dịch vụ việc làm cho biết, quá trình kiểm tra và thử nghiệm cho thấy, bộ công cụ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, bộ công cụ được thiết kế thống nhất các mẫu biểu báo cáo nên rất thuận tiện trong việc thống kê báo cáo khi kết thúc một phiên giao dịch việc làm.

Các trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương và Cần Thơ… đã kết nối 79 doanh nghiệp cùng đông đảo người lao động vào hệ thống, trong đó, tại đầu cầu Hà Nội có 27 doanh nghiệp tham gia kết nối.

"Việc triển khai bộ công cụ quản lý điều hành sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối toàn bộ 63 tỉnh, thành thực sự là một bước chuyển hiệu quả, góp phần hiện đại hóa hoạt động của các sàn giao dịch việc làm trên nền tảng số, hỗ trợ rất nhiều cho các cán bộ, nhân viên của các sàn trong công tác nghiệp vụ", ông An nhấn mạnh

Qua thực tiễn hoạt động, thời gian tới, Cục Việc làm, Trung tâm quốc gia về Dịch vụ việc làm sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp để nền tảng số này ngày càng gần gũi với người dùng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người lao động, đồng thời, dễ dàng quản lý dữ liệu thông tin thị trường lao động.

Đại diện Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm) cho biết, mỗi trung tâm dịch vụ việc làm được cấp tài khoản của trung tâm và các vệ tinh của trung tâm.

Để tham gia điều hành trực tuyến giữa doanh nghiệp và người lao động, mỗi trung tâm dịch vụ việc làm cần tạo tài khoản Google Meet miễn phí để tạo các phòng họp trực tuyến. Số lượng tài khoản phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia mỗi phiên, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp 1 phòng họp riêng để phỏng vấn trực tuyến với người lao động.

Qua quá trình kiểm thử cho thấy, hệ thống đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của các Trung tâm Dịch vụ việc làm trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, hệ thống được thiết kế thống nhất các mẫu biểu báo cáo nên rất thuận tiện trong việc thống kê báo cáo khi kết thúc một phiên giao dịch việc làm, đồng thời cho phép cán bộ quản trị tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm quản lý hiệu quả quá trình kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp.

Bài liên quan
Thừa Thiên – Huế: Cơ hội việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động với mức thu nhập khoảng 180 triệu đồng/năm
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc về mục tiêu, chiến lược đầu tư phát triển của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đến năm 2030 tại tỉnh này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thí điểm sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 63 tỉnh, thành phố