Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023.

EVN phải thống nhất giá điện tái tạo với các nhà đầu tư trước ngày 31.3

H.Đ | 23/03/2023, 06:00

Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023.

Văn bản nêu rõ, ngày 7.1.2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Ngày 9.1.2023, Bộ Công Thương đã có văn bản số 107/BCT-ĐTĐL đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp khẩn trương phối hợp thỏa thuận, thống nhất giá phát điện đảm bảo không vượt quá khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành.

Ngày 2.3.2023, Bộ Công Thương có văn bản số 1094/BCT-ĐTĐL hướng dẫn EVN căn cứ theo quy định tại Luật Điện lực, các nội dung phù hợp thực tế của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để thỏa thuận, thống nhất giá phát điện.

Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên, Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp thỏa thuận, thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023 để sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh gây lãng phí tài nguyên.

Hiện nay, 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp gồm 28 dự án điện gió, 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 2.091 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Số dự án này không được hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm theo các quyết định trước đây.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, 36 nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời kiến nghị xem xét những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Nhóm doanh nghiệp này cho rằng quá trình ban hành Quyết định 21 dường như quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng.

Theo các nhà đầu tư, việc giao cho EVN/EPTC (Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Công ty Mua bán điện) làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn, phương pháp tính toán của EVN chưa phù hợp và chưa đảm bảo tính khách quan. 

Trước các kiến nghị trên, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định bộ có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện áp dụng đối với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Còn EVN có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp trình cục này thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Trước đó, như đã đưa tin, trong cuộc họp ngày 20.3 giữa Bộ Công Thương, EVN và 84 nhà đầu tư điện gió, mặt trời, các nhà đầu tư kiến nghị EVN huy động điện với giá tạm tính 6,2 cent/kWh. Ngoài ra, cho phép dự án hoàn thành đầu tư xây dựng, chấp thuận nghiệm thu, được đóng điện và ghi nhận sản lượng.

Tại cuộc họp đó, EVN cho biết đã đề xuất Bộ Công Thương phương pháp xác định giá điện đối với nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; giá điện của các dự án chuyển tiếp bao gồm 2 thành phần: giá cố định và giá vận hành, bảo dưỡng (tương tự như các nhà máy thủy điện). Giá cố định xác định theo phương pháp dòng tiền với các thông số đầu vào.  

Lấy lý do hiện khung giá điện, phương pháp xác định giá điện đang chờ Bộ Công Thương thông qua, EVN đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng nộp hồ sơ cho bên mua bán điện. Riêng vấn đề thỏa thuận đấu nối lưới điện, nếu thỏa thuận cũ đã ký hết hạn thì chủ đầu tư cần sớm làm việc với đơn vị vận hành lưới điện để rà soát, cập nhật lại các số liệu tính toán và tình trạng vận hành mới nhất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN phải thống nhất giá điện tái tạo với các nhà đầu tư trước ngày 31.3