Trên CNN, cây viết bình luận David A. Andelman cho rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden sợ trao thêm vũ khí tầm xa cho Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga tấn công NATO.

Mỹ sợ trao vũ khí tầm xa cho Ukraine thì Nga sẽ thẳng tay tấn công NATO

Anh Tú (lược dịch) | 22/07/2022, 17:47

Trên CNN, cây viết bình luận David A. Andelman cho rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden sợ trao thêm vũ khí tầm xa cho Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga tấn công NATO.

Có vẻ như những ngày này, Mỹ đang để cho Ukraine chiến đấu, dũng cảm, nhưng lại bị trói một tay sau lưng?

Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo binh, một số trong số chúng khá tiên tiến, nhưng giữ lại những hệ thống có tầm bắn xa nhất hoặc như các chuyên gia vũ khí đã gợi ý, là hiện đại nhất.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm thứ tư, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ gửi các hệ thống phòng không tới đất nước của bà để bảo vệ trẻ em trong xe đẩy.

Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã công khai bày tỏ lòng biết ơn đối với các loại vũ khí được chuyển giao cho đến nay. Hôm thứ hai, Tổng thống Ukraine Voldymyr Zelensky, trong thông điệp trên video hàng ngày, nhận xét rằng lực lượng vũ trang của ông hiện "có thể gây ra tổn thất hậu cần đáng kể cho lực lượng chiếm đóng".

Các nhà quan sát quân sự nói với tôi rằng Tổng thống Zelensky và các tướng lĩnh cấp cao của ông đã bày tỏ sự vui mừng trước các hệ thống mới đang xuất hiện, hy vọng rằng lời nói của họ sẽ khuyến khích phương Tây sẵn sàng tung ra các hệ thống tiên tiến hơn nữa để có thể xoay chuyển cục diện trận chiến bằng những bước nhảy vọt.

Có một cuộc chiến tranh điện tử được nêu lên để đối phó - máy bay không người lái cần bị gây nhiễu hoặc bị áp chế hạ cánh đúng vị trí, pháo tầm xa với định vị GPS, sóng liên lạc của đối phương trên bầu trời phải bị loại bỏ. Một số khả năng này đang tăng lên khi phương Tây dần đưa các hệ thống mới vào chiến trường và huấn luyện người Ukraine vận hành chúng.

Việc tăng cường và nâng cấp dường như đã bắt đầu ổn định tình hình trên thực địa, nhưng không giành lại được bất kỳ lãnh thổ đáng kể nào bị mất ở miền đông Ukraine sau cuộc tấn công của người Nga.

Tình hình cần tiếp tục được phương Tây và đặc biệt là Mỹ "đánh giá lại", khi các thành phố của Ukraine dễ dàng rơi vào tay quân đọi Nga, những người đáng lẽ phải bị cầm chân.

Sử dụng HIMARS (Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao). Những tên lửa chính xác tiên tiến mà lực lượng Ukraine đã sử dụng kể từ khi chúng tham chiến vào tháng 6, đã dẫn đến việc phá hủy khoảng 20 kho đạn và sở chỉ huy của Nga vốn được bố trí ở hậu tuyến đủ xa so với pháo binh trước đó. Thiếu tướng Nga Artem Nasbulin, tư lệnh Quân đoàn 22, được cho là đã bị thiệt mạng hồi đầu tháng này bởi một cuộc tấn công của HIMARS vào sở chỉ huy của ông gần cảng Odessa.

Nhưng các hệ thống HIMARS này vẫn bị giới hạn ở phạm vi tấn công tối đa là 50 dặm (80 km). Một vũ khí tương tự của Mỹ, Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS), sử dụng cùng bệ phóng, nhưng có tầm bắn gần 200 dặm (300 km), vẫn chưa được chuyển giao cho quân đội Ukraine.

ATACMS có thể dễ dàng được bắn vào lãnh thổ Nga từ các điểm phía sau các phòng tuyến của Ukraine. Đây đáng ra không phải là điều mà chính quyền Biden lo lắng. Mỹ đang tìm hiểu xem họ có thể tiến xa đến mức nào để viện trợ Ukraine mà không khiến lực lượng Nga tấn công các nước NATO. Tất nhiên, Moscow có thể cũng không cần một cái cớ để mở rộng cuộc chiến - tấn công một quốc gia láng giềng không gây ra mối đe dọa trực tiếp, mà họ sẽ tấn công nếu họ cảm thấy cần thiết như với Ukraine.

Các quan chức Liên bang và Bộ Quốc phòng nói rằng họ không muốn những hệ thống này rơi vào tay kẻ thù, như Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về An ninh Khu vực Mira Resnick đã nói với tôi: "Chúng có thể bị thu giữ và sau đó bị người Nga hoặc một bên khác khai thác có thể khiến các chiến binh của chúng ta gặp rủi ro".

Đồng thời, cần phải chú ý đến việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine làm suy giảm các kho dự trữ chiến lược của chính Mỹ đến mức nào. Theo Chris Dougherty, một thành viên cấp cao của Chương trình Quốc phòng, có ít hơn 3.000 tên lửa ATACMS vẫn còn trong kho dự trữ của Mỹ và một thế hệ tên lửa tiếp theo loại này sẽ quá hạn sử dụng trong một năm nữa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sợ trao vũ khí tầm xa cho Ukraine thì Nga sẽ thẳng tay tấn công NATO