Trên Fox News, chuyên gia tình báo quân đội Mỹ Rebekah Koffler phân tích 5 sai lầm của của ông Biden khi đấu trí với ông Putin.

Tình báo Mỹ phân tích 5 điểm thua của Tổng thống Biden khi đấu trí với ông Putin

Anh Tú (dịch) | 22/07/2022, 10:03

Trên Fox News, chuyên gia tình báo quân đội Mỹ Rebekah Koffler phân tích 5 sai lầm của của ông Biden khi đấu trí với ông Putin.

Chính sách Nga-Ukraine của Tổng thống Joe Biden là một thảm họa lớn. Quân đội Nga đang trong tháng thứ năm đánh phá Ukraine trong khi ông Biden tiếp tục viết séc cho Tổng thống Volodymyr Zelensky, mà không biết bao giờ mới dừng.

Dưới đây là năm thất bại hàng đầu của Tổng thống Biden ở Ukraine, có thể gây ra những hậu quả lâu dài tàn khốc cho đất nước chúng ta, chưa kể đến Ukraine.

Thứ nhất, chính quyền Biden không chỉ không ngăn cản được Tổng thống Vladimir Putin mà các hành động của họ còn khiến các lực lượng Nga thêm chủ động trước khi tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine. Tổng thống Putin đã có thể huy động một lực lượng sẵn sàng chiến đấu gồm 190.000 quân gần như bao vây Ukraine. Điều này xảy ra trong nhiều tuần và nhiều tháng, trong khi các nhà ngoại giao Mỹ đã đàm phán một cách ngây thơ với người Nga ở châu Âu về "các đảm bảo an ninh" mà cả hai bên đều biết là không thể đạt được. Đáng kinh ngạc, khi vũ khí hạng nặng của Nga tràn đến biên giới Ukraine, các bệnh viện dã chiến được dựng lên và nguồn cung cấp máu được chuyển đến, các quan chức tình báo và an ninh của Tổng thống Biden tuyên bố rằng họ không biết "ý định của Nga là gì" và "liệu Tổng thống Putin có thực hiện quyết định tấn công hay không". Lẽ ra, lẽ ra họ cần phải rằng binh linh của ông Putin không chỉ ngồi xung quanh nhấm nháp rượu và nhấm nháp món "gà Kyiv".

Sự phủ nhận hiển nhiên này khiến tôi nhớ lại những cuộc đấu tranh của mình, với tư cách là một cựu sĩ quan tình báo DIA dẫn Học thuyết và Chiến lược Nga, để thuyết phục các quan chức trong chính quyền Obama-Biden rằng Tổng thống Putin thực sự nghiêm túc với mục tiêu đảo ngược kết quả của Chiến tranh Lạnh. Mặc dù hồ sơ tình báo không rõ ràng về kế hoạch của ôngPutin nhằm phá vỡ NATO và thiết lập lại quyền kiểm soát các vệ tinh của Nga thời Liên Xô cũ, bao gồm cả Ukraine, nhưng các quan chức Washington đã đưa ra mọi lý do có thể để tin rằng Tổng thống Putin không thực hiện những gì ông đã tuyên bố rõ ràng. GDP của Nga bằng quy mô của Ý và Nga là điểm dừng không có khả năng kinh tế để duy trì các hoạt động quân sự quy mô lớn là những lý do mà tôi đã nghe từ các quan chức Obama-Biden.

Thứ hai, Tổng thống Biden đã bật đèn xanh cho Tổng thống Putin để tấn công Ukraine, bằng cách tuyên bố vào tháng 1 đầu năm rằng một "cuộc tấn công nhỏ" sẽ không gây ra phản ứng lớn của Mỹ và  loại trừ khả năng Mỹ triển khai quân đội để giúp Ukraine chống lại Nga vào tháng 2. Vào tháng 5, khi lực lượng của Tổng thống Putin đang bắn phá các mục tiêu và thực hiện các hành động quyết liệt, Tổng thống Biden đã viết một bài xã luận tuyệt vời trên New York Times về "Những gì Mỹ sẽ làm và sẽ không làm ở Ukraine" đã cho ông Putin biết chính xác những gì Mỹ sẽ và sẽ không làm. Thông báo với Tổng thống Putin rằng người Mỹ không sẵn sàng chiến đấu và sẽ không gửi quân vào chiến địa, thậm chí để giải cứu công dân Mỹ, đã loại bỏ một yếu tố sợ hãi duy nhất có thể ảnh hưởng đến tính toán quyết định của ông Putin.

Nếu có bất cứ điều gì khiến Moscow lo ngại, thì đó là toàn bộ sức mạnh của lực lượng tham chiến của Mỹ, lực lượng có ưu thế cơ bản (tức là không tính vũ khí hạt nhân) so với người Nga. Tôi tin rằng việc tham chiến trực tiếp với Nga nhân danh Ukraine sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho đất nước chúng ta và thậm chí có thể khiến ông Putin sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Nhưng nói trước với Tổng thống Putin rằng ông không nên lo sợ về cơn thịnh nộ của quân đội Mỹ đã khuyến khích ông ta. Duy trì sự mơ hồ về chiến lược, để đối phương đoán được bước đi tiếp theo của bạn mới là nguyên tắc răn đe cơ bản.

Thứ ba, Tổng thống Biden đã dành cho Tổng thống Putin ưu thế trong chiến tranh hạt nhân hạn chế, điều mà ông Putin đã đe dọa trong suốt cuộc xung đột Nga-Ukraine. Vào tháng 3, ông Biden đã hủy bỏ chương trình Tên lửa Hành trình -Hạt nhân phóng từ biển - đảo ngược kế hoạch được tiền nhiệm Donald Trump phát động - để phát triển một đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ có thể phóng từ tàu ngầm. Vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ là nền tảng cho học thuyết "leo thang để giảm leo thang" của Nga, trong đó hình dung việc kích nổ một đầu đạn như vậy để buộc đối phương đầu hàng. Tổng thống Putin có khả năng này là lý do chính khiến Washington lo ngại chiến tranh với Nga.

Thứ tư, các chính sách kinh tế và năng lượng "xanh" của Tổng thống Biden giúp tài trợ cho cỗ máy quân sự của Tổng thống Putin. Một triệu thùng dầu mỗi ngày đã bị đưa ra khỏi thị trường toàn cầu do nhiều hành động sai lầm của ông Biden và các đồng minh. Điều này đã đẩy giá năng lượng lên cao, mang lại lợi ích cho Nga, quốc gia có thu nhập từ năng lượng đang tăng vọt. Các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với Nga đã không ngăn cản được hành động của Tổng thống Putin hay gây trở ngại cho việc chống lại phương Tây. Người châu Âu lo sợ viễn cảnh ngày tận thế - mùa đông đến - với việc Đức đã tiết chế sử dụng năng lượng, vì Tổng thống Putin gần như chắc chắn sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu để ép phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Nước ta đang trên đà suy thoái, chịu lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ. Sự sụp đổ kinh tế tiềm tàng của Đức mà Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã cảnh báo gần đây, sẽ có tác động lan tỏa khắp châu Âu. Các nhà hoạch định trung ương theo kiểu Liên Xô của Tổng thống Biden đang cân nhắc việc áp giá trần đối với dầu Nga từ mức 100 USD/thùng hiện tại xuống khoảng 40-60 USD / thùng, nhưng điều đó sẽ chỉ khiến giá dầu toàn cầu tăng cao hơn nữa, vì sẽ có ít dầu hơn trên thị trường. JPMorgan đang dự đoán giá dầu sẽ tăng vọng lên 380 USD/thùng, nếu Tổng thống Putin cắt giảm sản lượng dầu của Nga.

Thứ 5 và cuối cùng, sự hỗ trợ an ninh không giới hạn của Tổng thống Biden cho Ukraine - không giám sát và không yêu cầu Tổng thống Ukraine Zelensky đặt mục tiêu chiến tranh thực tế - đang kéo dài cuộc chiến trong khi làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của chính chúng ta. Mỹ đã thông qua việc hỗ trợ quân sự 54 tỉ USD viện trợ nước ngoài cho Kyiv, với 8 tỉ USD đã chi, kể từ khi chính quyền Biden bắt đầu chấp chính. Theo định nghĩa của Tổng thống Zelensky, không có số tiền hoặc vũ khí nào đủ để Ukraine đạt được chiến thắng, bởi vì quân đội của Nga mạnh hơn Ukraine một cách quá chênh lệch. Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine đã thể hiện tài năng phi thường để thu hút sự ủng hộ của toàn bộ thế giới phương Tây, mục tiêu chiến tranh mà ông đã nêu là phi thực tế. Tổng thống Zelensky muốn đẩy người Nga, hiện kiểm soát 20% Ukraine, hoàn toàn ra khỏi đất của mình và đã từ chối đàm phán với Tổng thống Putin. Tuy nhiên, ông Putin rất có thể chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục, bất kể cuộc chiến có hậu quả cao này sẽ làm Moscow tốn kém như thế nào.

Hơn nữa, các chính sách của Tổng thống Biden đã giúp Tổng thống Putin làm sâu sắc hơn mối quan hệ với cả các đối thủ của Mỹ như Iran, Trung Quốc và Triều Tiên - và các đồng minh truyền thống của chúng ta như Ả Rập Saudi. Một lần nữa, đội ngũ của ông Biden tiết lộ việc không hiểu quy tắc cơ bản của chiến lược – không được đẩy kẻ thù của bạn lại gần nhau và không được đẩy đồng minh của bạn ra xa.

Chính sách thiếu năng lực của Tổng thống Biden đang gây hại cho Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Putin sẽ chinh phục phần còn lại của Ukraine, bất chấp cái giá phải trả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình báo Mỹ phân tích 5 điểm thua của Tổng thống Biden khi đấu trí với ông Putin