Bộ Ngoại giao Nga lên án Mỹ muốn thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi quyết định rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

Mỹ rút khỏi INF: Nga chỉ trích, còn Đức quyết cứu vãn

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 02/02/2019, 10:44

Bộ Ngoại giao Nga lên án Mỹ muốn thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi quyết định rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

          

Với cáo buộc Moscow vi phạm, Tổng thống Donald Trump cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 1.2 tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước, bắt đầu quá trình rút khỏi trong 180 ngày tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng động thái trên không liên quan gì đến chuyện Nga tuân thủ INF, mà thực ra là chiến lược nhằm thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong nhiều lĩnh vực của chính quyền Trump. Bà lưu ý Mỹ chưa hề cung cấp bất cứ bằng chứng nào cho thấy Moscow vi phạm.

Cũng theo người phát ngôn, nếu phía Washington thực sự rút khỏi thì Moscow có quyền thực hiện biện pháp đáp trả phù hợp. Tuy vậy Nga vẫn sẵn sàng đối thoại.

Còn ông Frants Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga, chỉ trích Mỹ rút khỏi INF với mục đích hợp pháp hóa việc triển khai tên lửa đến châu Âu. Ông khẳng định nước này sẽ không chỉ ngồi yên quan sát.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Shamanov cho biết Moscow đã có chuẩn bị, và biện pháp đáp trả chuẩn bị được Tổng thống Vladimir Putin công bố sớm.

Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 1.2 tuyên bố bắt đầu quá trình 180 ngày rút khỏi INF - Ảnh: AP

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel tỏ ý cứu vãn hiệp ước: “Chúng tôi sẽ nỗ lực sử dụng khoảng thời gian 6 tháng để tổ chức đàm phán. Cần phải có đối thoại. Ngoại trưởng Đức cũng như tôi quyết làm mọi thứ có thể”.

INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất. Washington cùng nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác định Moscow không tuân thủ do phát triển một tổ hợp tên lửa hành trình mang tên 9M729.

Tổng thống Trump vào cuối tháng 10.2018 gây bất ngờ khi quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước. Giới phân tích lo ngại một khi INF đổ vỡ và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mỹ - Nga (New Start) hết hạn vào năm 2021, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ nổ ra do các cường quốc hạt nhân không còn chịu giới hạn nào nữa.

Cẩm Bình (theo Aljazeera, Bloomberg, TASS)

   
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ rút khỏi INF: Nga chỉ trích, còn Đức quyết cứu vãn