Anh, Pháp, Đức ngày 31.1 (giờ Mỹ) đã tuyên bố mở ra một kênh thương mại mới với Iran, phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ với nước này.

Anh, Pháp, Đức mở kênh thương mại với Iran, lờ lệnh trừng phạt của Mỹ

Hà Ngọc Bách | 01/02/2019, 16:52

Anh, Pháp, Đức ngày 31.1 (giờ Mỹ) đã tuyên bố mở ra một kênh thương mại mới với Iran, phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ với nước này.

Trong một tuyên bố chung của nhóm nước E3 (Anh, Pháp, Đức) ngày 31.1, họ cho biết đã thiết lập một kênh thương mại riêng với Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào quốc gia Trung Đông này.

E3 là những nước đã ký thỏa thuận hạt nhân Iran cùng với Mỹ, Nga, Trung Quốc hồi năm 2015. Nhóm nước này đã làm việc cùng Tehran trong nhiều tháng qua để thiết lập một kênh thanh toán giữa châu Âu và Iran, trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5.2018.

Với việc công bố chính thức thiết lập kênh thương mại mới với Iran, các nước E3 được cho là sẽ làm phật lòng Mỹ khi Washington đang gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Tehran.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã công bố "phương tiện đặc biệt" với tên chính thức là Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU ở Bucharest, Rumani.

Hiện INSTEX sẽ được châu Âu sử dụng để chỉ bán thực phẩm, thuốc và thiết bị y tế cho Iran, nhưng các nước châu Âu cũng có thể mở rộng kênh thương mại này trong tương lai với các mặt hàng khác, theo đài truyền hình Đức NDR.

"Chúng tôi đã tìm mọi cách để có được thỏa thuận này bởi vì chúng tôi tin chắc rằng nó phục vụ lợi ích an ninh chiến lược của chúng tôi ở châu Âu", ông Maas tuyên bố.

Ông Maas nói rằng Đức đã "hợp tác rất chặt chẽ" với Pháp, Anh và Liên minh châu Âu để "thực hiện kênh thương mại chuyên dùng này".

INSTEX sẽ có trụ sở tại Paris và được quản lý bởi một chuyên gia ngân hàng người Đức, một ban giám sát thực hiện chương trình sẽ được điều hành bởi người Anh, theo NDR.

Thỏa thuận hạt nhân Iran giữanước này với nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) được ký kết hồi năm 2015 để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran,đổi lấy sựgiảm trừng phạt kinh tế nhắm vào nước này. Tháng 5.2018, Mỹ bất ngờ rút khỏi thỏa thuận,dù 5 nước tham gia ký kết còn lạituyên bố sẽ vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi thỏa thuận. Tháng 11.2018, Mỹ chính thức áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế mới nhắm vào Iran, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay họ đã "theo sát" các tin tức về việc thành lập kênh thương mại mớigiữa các nước E3 với Iran.

"Như tổng thống đã nói rõ, những thực thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động có thể viphạm vào lệnh trừng phạt Iran của Mỹ có thể sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng gồm việc mất quyền truy cập vào hệ thống tài chính Mỹ và mất khả năng làm ăn với các công ty Mỹ hoặc nước Mỹ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.

Hiện chưa rõ các công ty châu Âu sẽ sẵn sàng tiếp cận với kênh thương mại mới với Iran ở mức độ nào, khi nhiều doanh nghiệp lớn tại châu lục này đã dừng hoặc giảm làm ăn với Iran vì lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thiên Hà (theo CNN)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh, Pháp, Đức mở kênh thương mại với Iran, lờ lệnh trừng phạt của Mỹ