Thiết bị mới SharkGuard có thể phát ra xung điện đẩy lùi các loài động vật như cá mập và cá đuối.

Công nghệ mới có thể cứu hàng triệu con cá mập mỗi năm

Long Hải | 04/12/2022, 13:10

Thiết bị mới SharkGuard có thể phát ra xung điện đẩy lùi các loài động vật như cá mập và cá đuối.

ca-map1.jpg
SharkGuard có thể phát ra xung điện đẩy lùi các loài động vật như cá mập và cá đuối

Hàng triệu con cá mập bị giết mỗi năm khi vô tình bị bắt bởi các tàu đánh cá công nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một công nghệ mới có thể ngăn chặn cuộc tàn sát này, theo một bài báo được xuất bản bởi Bloomberg ngày 2.12.

Công nghệ mới có tên SharkGuard và được gắn vào móc câu. Thiết bị phát ra một điện trường ba chiều mà cá mập và cá đuối có thể cảm nhận được, từ đó đẩy lùi chúng.

Công nghệ này đã được thử nghiệm trên hai tàu đánh bắt cá ngừ vây xanh ngoài khơi bờ biển phía nam nước Pháp từ tháng 7 - 8.2021. Kết quả cho thấy số lượng cá mập đánh bắt ngẫu nhiên giảm 91,3% trong khi cá đuối gai độc giảm 71,3%, theo một bài báo được bình duyệt xuất bản tuần trước trên tạp chí Current Biology.

Hiện ước tính có hơn 100 triệu con cá mập bị giết hàng năm do việc đánh bắt cá thương mại. Đây là một con số đáng báo động có thể gây mất ổn định hệ sinh thái đại dương.

Rachel Graham, nhà khoa học biển và là thành viên của nhóm chuyên gia về cá mập của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, nói với Bloomberg: “Tôi thấy điều này có khả năng thay đổi cuộc chơi. Việc sử dụng các công cụ này sẽ rất hữu ích cho các công ty để có thể dán nhãn cá ngừ hoặc các loài mục tiêu khác, nhằm bảo đảm an toàn cho cá mập - giống như cách họ bảo vệ cho cá heo”.

Trong khi đó, Robert Enever, người đứng đầu bộ phận khoa học tại Fishtek - công ty phát triển SharkGuard, nói với Bloomberg rằng công nghệ mới có thể là một phần trong kế hoạch ESG trong tương lai của công ty. Enever nói rằng công nghệ này có thể giúp hàng triệu con cá mập không bị tiêu diệt mỗi năm.

ca-map2.jpg
Hiện ước tính có hơn 100 triệu con cá mập bị giết hàng năm do đánh bắt cá thương mại

SharkGuard không phải là thiết bị duy nhất có công dụng như vậy. Sara Mirabilio, một chuyên gia nghề cá tại North Carolina Sea Grant, nói với Bloomberg rằng cô ấy đã thử một nguyên mẫu khác vào năm 2021, giúp việc đánh bắt ngẫu nhiên 9 loài cá mập giảm hơn 50%.

Mirabilio nói: “Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta có thể khai thác khả năng cảm ứng điện này của cá mập và sử dụng nó như một biện pháp ngăn chặn. Thiết bị này chắc sẽ sớm được đưa ra thị trường. Vấn đề chỉ là ngư dân có sẵn sàng sử dụng nó hay không”.

Tuy nhiên, SharkGuard chưa được bán trên thị trường do một số hạn chế nghiêm trọng. Pin của nó phải được thay sau 65 giờ, điều này không thực tế hoặc không thể thực hiện được đối với tàu đánh cá. Fishtek đang xem xét một giải pháp có thể tạo ra một hệ thống sạc được tích hợp trong các thùng chứa móc câu, cho phép triển khai một cốc sạc mới mỗi khi móc được cắm.

Jake Hanft, giám đốc chương trình của Schmidt Marine Technology Partners, công ty tài trợ cho giải pháp mới, cho biết sản phẩm này rất lý tưởng cho sinh vật biển. Ông nói: “Đó là một cách hiệu quả để giữ cá mập và cá đuối khỏi dây câu dài mà không làm gián đoạn việc đánh bắt mục tiêu”.

Hiện tại, ước tính một hệ thống SharkGuard cho 2.000 móc câu sẽ có giá khoảng 20.000 USD và có tuổi thọ từ 3 đến 5 năm.

Bài liên quan
Tội phạm công nghệ cao đang gia tăng và diễn biến phức tạp
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cho rằng tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ mới có thể cứu hàng triệu con cá mập mỗi năm