Khi thế giới đối mặt với khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, cải thiện năng suất và môi trường sống, đồng thời giúp giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

Hệ sinh thái chiếu sáng trong mục tiêu phát triển xanh tại GEFE 2022

Nhật Hạ | 30/11/2022, 19:14

Khi thế giới đối mặt với khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, cải thiện năng suất và môi trường sống, đồng thời giúp giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

Tại "Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022” do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) tổ chức trong 3 ngày cuối tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động, ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Do đó, chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh là yêu cầu khách quan đối với Việt Nam, vì mục tiêu đem lại thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 

Khẳng định cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, không hy sinh môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần, Thủ tướng cho biết Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu.

thhutuong1.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định phát triển xanh là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với Việt Nam

Mục tiêu chính của GEFE 2022 là nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết phát triển bền vững tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được nêu rõ trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Phát triển kinh tế xanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn với nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có lĩnh vực chiếu sáng - lĩnh vực quan trọng trong phát triển xanh của thế giới.

Tại GEFE 2022, các chuyên gia như Signify - tâp đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng của Hà Lan đã có nhiều chia sẻ về các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực chiếu sáng thông minh, đã và đang đóng góp vào mục tiêu nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Với dự án "Brighter Lives, Better World 2025", Signify đặt mục tiêu nhân đôi tác động tích cực lên môi trường và xã hội. Dự án này nhằm đáp ứng 6 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do tổ chức Liên Hiệp Quốc thiết lập gồm mục tiêu số 3 (sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc), số 7 (năng lượng sạch với giá thành hợp lý), số 8 (công việc tốt và tăng trưởng kinh tế), số 11 (các thành phố và cộng đồng bền vững), số 12 (tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm) và số 13 (hành động về khí hậu).

Tại GEFE 2022, ông Lê Quốc Thuận, Giám đốc Công nghệ của Signify Việt Nam cho biết, dự án "Brighter Lives, Better World 2025" có 2 nhiệm vụ chính là làm “Thế giới tốt đẹp hơn”, Signify nỗ lực chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tuần hoàn bằng cách nhân đôi tiến độ thực hiện việc hạ nhiệt độ Trái đất 1,5 độ C theo Hiệp ước Paris và đồng thời nhân đôi doanh thu từ dòng sản phẩm bền vững lên đến 32%.

Đồng thời, Signify cũng sẽ tiếp tục các chiến dịch giảm khí thải và sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu đầu tư vào việc chống biến đổi khí hậu từ 58% lên 72%, và không xả rác ra môi trường cũng như cam kết sử dụng bao bì tái chế.

Thứ hai, đối với nhiệm vụ “Cuộc sống tươi sáng” đặt ra 4 mục tiêu gồm đáp ứng nhu cầu thực phẩm, an toàn và bảo mật, sức khỏe và niềm vui, cuối cùng là môi trường làm việc lý tưởng. 

Trước đó vào năm 2021, tập đoàn này đã công bố thực hiện thành công "Brighter Lives, Better World 2020" với kết quả đạt mức trung hòa carbon trong các hoạt động. Tận dụng giải pháp ánh sáng góp phần vào mục tiêu phát triển xanh.

trienlamxanh.png
Sự đóng góp của các thiết bị trong lĩnh vực chiếu sáng không nhỏ trong nền kinh tế xanh và phát triển bền vững

Ngoài ra, tập đoàn này đã nỗ lực mang đến nhiều giải pháp chiếu sáng cam kết hạn chế biến đổi khí hậu. Một trong những sáng kiến trọng điểm là nền tảng chiếu sáng IoT Interact.

Theo nghiên cứu của Signify, hệ thống Interact có thể tiết kiệm đến 80% năng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng đô thị; cải thiện 50% hiệu suất vận hành chiếu sáng thành phố; giảm thời gian tắt đèn do sự cố xuống dưới 1% nhờ khả năng báo lỗi và xử lý sự cố kịp thời.

Theo đó, không gian đô thị ứng dụng hệ thống này thực sự trở nên đáng sống hơn cho tất cả công dân khi hệ thống chiếu sáng thông minh có thể giảm tới 30% tai nạn, giảm đến 20% tỉ lệ tội phạm, cải thiện mức độ an toàn cho giao thông và người đi bộ; giảm đến 80% khí thải CO2; theo dõi và giải quyết vấn đề kịp thời trước khi nhận lời than phiền từ người dân; bảo mật dữ liệu của nhà quản lý khỏi nguy cơ truy cập trái phép.

Bên cạnh đó, WiZ cũng là một nền tảng Interact of Things cho các giải pháp chiếu sáng thông minh và dịch vụ thông minh giúp cung cấp ánh sáng kết nối cho mọi người.

Ngoài ra, tại Diễn đàn tăng trưởng xanh 2022, Phillips Hue - hệ thống chiếu sáng không dây thông minh dành cho nhà ở dân dụng cũng được giới thiệu. Phillips Hue là một hệ thống mở rất dễ thích ứng và sử dụng, có thể tích hợp với các hệ thống ZigBee khác, cho phép điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo, đặc biệt gần đây người dùng có thể điều khiến thông qua giọng nói tiếng Việt.

led1.jpg
Việc ứng dụng đèn LED có thể “phá” ma trận thuốc hóa học trong lĩnh vực trồng rau sạch

Có thể thấy, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong sự sống ở từng lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, khi thế giới đối mặt với khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng thì các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, cải thiện năng suất và môi trường sống, đồng thời giúp giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

Bài liên quan
Công nghệ nhận diện khuôn mặt: 'Tấm khiên' an toàn trong thời đại dữ liệu
Công nghệ hình ảnh nói chung và nhận diện khuôn mặt nói riêng được đánh giá là tấm khiên quan trọng trong cuộc chiến chống giả mạo dữ liệu và danh tính người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ sinh thái chiếu sáng trong mục tiêu phát triển xanh tại GEFE 2022