Các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc sẽ dịch chuyển xuống khu vực các nước Đông Nam Á, và nhất là sự gia tăng của Trung Quốc trên chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mở ra những khoảng trống về sản xuất mà các nước này có thể nắm bắt để thế chỗ. Trong đó, quốc gia có nhiều cơ hội nhất có vẻ như đang là Việt Nam

Các nhà đầu tư lặng lẽ rời Trung Quốc và cơ hội cho Việt Nam

Nhàn Đàm | 07/08/2016, 05:12

Các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc sẽ dịch chuyển xuống khu vực các nước Đông Nam Á, và nhất là sự gia tăng của Trung Quốc trên chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mở ra những khoảng trống về sản xuất mà các nước này có thể nắm bắt để thế chỗ. Trong đó, quốc gia có nhiều cơ hội nhất có vẻ như đang là Việt Nam

Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại saukhoảng thời gian phát triển nóng khá dài. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu sụt giảm tăng trưởng, trong khi Nhật Bản loay hoay với cuộc chiến chống giảm phát của mình, còn phần lớn các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải thích ứng với sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu do sự giảm tốc của Trung Quốc.

Có thể châu Á -Thái Bình Dương không còn tăng trưởng nóng như trước, nhưng chắc chắn rằng đây vẫn là khu vực giữ vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, khi vẫn sẽ là khu vực có mức độ thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc sẽ dịch chuyển xuống khu vực các nước Đông Nam Á, và nhất là sự gia tăng của Trung Quốc trên chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mở ra những khoảng trống về sản xuất mà các nước Đông Nam Á có thể nắm bắt để thế chỗ. Trong đó, quốc gia có nhiều cơ hội nhất có vẻ như đang là Việt Nam.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lẽ sẽ tiếp tục là trung tâm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm sắp tới, bất kể sự giảm tốc của nền kinh tế số hai thế giới là Trung Quốc và cuộc cải cách chưa thực sự thành công của nền kinh tế số ba thế giới là Nhật Bản. Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang nắn lại dòng chảy đầu tư từ quốc gia 1,3 tỷ dân này xuống các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê, quá nửa số vốn đầu tư nước ngoài rút ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc trong 2-3 năm trở lại đây được đổ về các quốc gia Đông Nam Á, còn lại là đến các nước Nam Á như Ấn Độ hay Sri Lanka. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng không kém là sự dịch chuyển của kinh tế Trung Quốc lên chuỗi giá trị toàn cầu đang mở ra thêm những khoảng trống để các quốc gia Đông Nam Á có thể nắm bắt và nhảy vào thế chỗ.

Một thực tế là, dù kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu giảm tốc khá nhanh khi chỉ đạt mức tăng trưởng 6,9% trong năm 2015 – thấp nhất kể từ năm 1990, đồng thời quá trình đô thị hóa ở nước này cũng đang có dấu hiệu chững lại, thì Trung Quốc vẫnthăng tiến khá mạnh trên các nấc thang của chuỗi giá trị toàn cầu.

Sau khoảng ba thập kỷ tăng trưởng nóng, Trung Quốc giờ đây đang đạt được một trình độ cao về khả năng nắm bắt và sử dụng công nghệ, và bắt đầu bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ và chất lượng cao, thay vì tiếp tục tập trung vào các ngành sản xuất thâm dụng lao động đơn giản như gia công dệt may hay da giày như trước.

Xu hướng này sẽ khiến cho các quốc gia có trình độ công nghệ chỉ nhỉnh hơn Trung Quốc một khoảng cách vừa phải sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, mà điển hình là Hàn Quốc; trong khi đó các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á có thể được hưởng lợi từ việc thế chỗ mà Trung Quốc để lại trong hàng loạt các lĩnh vực sản xuất có công nghệ thấp hơn.

Sự gia tăng của Trung Quốc trên các nấc thang của chuỗi giá trị toàn cầu trong vài năm trở lại đây là rất rõ ràng. Theo Gareth Leather, nhà kinh tế cấp cao của Capital Economics tại khu vực châu Á, cho rằng áp lực cạnh tranh mà Trung Quốc đang đặt ra cho Hàn Quốc là cao gấp đôi. Trước hết, các doanh nghiệp Trung Quốc đang bắt đầu tự sản xuất được các hàng hóa trung gian công nghệ cao mà trước đó họ vẫn phải nhập khẩu từ Hàn Quốc, như các linh kiện điện tử, vi chip và mạch.

Điều này khiến cho nhập khẩu hàng hóa thiết bị từ Hàn Quốc của Trung Quốc đã giảm đi đáng kể. Theo thống kê của Gareth Leather, tỷ trọng nhập khẩu các loại hàng hóa trung gian công nghệ cao của Trung Quốc đã giảm mạnh trong vài năm qua, từ mức 75% năm 2011 xuống chỉ còn 52% vào năm 2015.

Thứ hai, các công ty Trung Quốc đang ngày càng mở rộng hoạt động và cạnh tranh quyết liệt với các công ty Hàn Quốc trên thị trường thế giới, đặc biệt là ở các lĩnh vực trong nhiều năm qua vẫn là mũi nhọn của Hàn Quốc như điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng và các thiết bị di động. Thị phần của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Hàn Quốc như Samsung hay LG tại nhiều quốc gia trên thế giới đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi hay OPPO.

Khoảng cách về công nghệ giữa các công ty Hàn Quốc và Trung Quốc giờ đây đã được thu hẹp đáng kể, và khiến cho hàng loạt các lĩnh vực mũi nhọn của Hàn Quốcbị mất dần thị phần vào tay Trung Quốc. Ngoài các mặt hàng công nghệ cao kể trên, Hàn Quốc còn đang bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trên các lĩnh vực chủ chốt khác như xe hơi và đóng tàu.

Trung Quốc hiện đang là quốc gia sở hữu ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới, với thị phần khoảng gần 50% tất cả các đơn đặt hàng đóng tàu thương mại mới trên toàn cầu, trong khi Hàn Quốc từ vị trí một cường quốc đóng tàu giờ chỉ còn giữ được một thị phần khiêm tốn là 7,4%.

Việc Trung Quốc dịch chuyển mạnh trên chuỗi giá trị toàn cầu đang là một xu hướng rất rõ ràng, và không thể đảo ngược. Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc đã gần như dừng hẳn lại, khi làn sóng di chuyển từ các vùng nông thôn đến những thành phố lớn đã chấm dứt, trong khi lượng người di cư theo hướng ngược lại đang tăng lên đáng kể.

Quá trình đô thị hóa dừng lại, cộng với việc chi phí nhân công của Trung Quốc giờ đây khá cao (trung bình khoảng 420 USD/người/tháng) khiến cho việc tiếp tục duy trì các ngành sản xuất công nghệ thấp thiên về gia công và thâm dụng lao động như dệt may, lắp ráp trong những năm qua gần như là điều không thể.

Trong tương lai gần, nhân lực của Trung Quốc sẽ dần dịch chuyển từ các ngành sản xuất đơn giản sang các ngành sản xuất công nghệ cao hơn, và để lại khoảng trống trong các ngành sản xuất đó cho các quốc gia đang phát triển khác. Bản thân nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ phải chuyển ra nước ngoài nếu như tiếp tục hoạt động trong các lĩnh vực gia công và thâm dụng lao động giá rẻ.

Trong số các quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nhảy vào thế chỗ mà Trung Quốc để lại trong hàng loạt các lĩnh vực, có thể kể đến Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam. Các quốc gia này đều có chi phí nhân công khá thấp (trung bình 100-200 USD/người/tháng), chỉ bằng một nửa so với ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là hội tụ đủ nhiều điều kiện thuận lợi nhất để hướng dòng chảy đầu tư và soán những khoảng trống mà Trung Quốc để lại trong hàng loạt lĩnh vực sản xuất.

So với Bangladesh và Sri Lanka, chi phí nhân công của Việt Nam có phần cao hơn, tuy nhiên Việt Nam lại chiếm ưu thế vượt trội ở khả năng cung ứng lao động quy mô lớn và dồi dào, các ưu đãi về thuế suất, triển vọng tăng trưởng kinh tế, vị trí địa lý thuận lợi, và nhất là các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết có thể cung cấp điểm đến tới một loạt các nền kinh tế hàng đầu thế giới cho hàng hóa sản xuất.

Nhàn Đàm (theo Financial Times)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nhà đầu tư lặng lẽ rời Trung Quốc và cơ hội cho Việt Nam