Do có nền kinh tế quan hệ quá lớn với Trung Quốc nên Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Malaysia sẽ là những nước và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu kinh tế Trung Quốc có vấn đề.

Kinh tế Trung Quốc 'hắt hơi', Việt Nam cũng 'sổ mũi'

Hà Ngọc Bách | 06/08/2016, 12:06

Do có nền kinh tế quan hệ quá lớn với Trung Quốc nên Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Malaysia sẽ là những nước và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu kinh tế Trung Quốc có vấn đề.

Theo phân tích của Natixis SA, nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp bảo vệ công nghiệp địa phương, phá giá đồng tiền thì các nước, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách này sẽ là Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Malaysia.

Ngược lại Indonesia, Ấn Độ và Philippines sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do mức độ liên kết thương mại, du lịch và đầu tư với Trung Quốc không quá lớn, theo hai nhà kinh tế học Hồng Kông là Alicia Garcia Herrero và Trinh Nguyen của Natixis phân tích.

Sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực chủ yếu đến từ liên kết thương mại lớn của nước này, khiến các nước như Việt Nam hay Hàn Quốcbị ảnh hưởng nặng khi có vấn đề xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc.

Tỷ trọng GDP của Trung Quốc đối với một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực

Với Việt Nam, tình hình đã nhiều lần được chứng minh khi giá đồng nhân dân tệ giảm làm cho mức độ nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam gia tăng một cách "chóng mặt". Việc tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là các mặt hàng điện tử khiến Việt Nam có nguy cơ cao hơn về vấn đề an ninh mạng và làm giảm sức cạnh tranh của các công ty trong nước.

Trung Quốc cũng nhiều lần sử dụng chính sách bảo hộ nông sản, khiến nông sản của Việt Nam như dưa hấu... bị mất giá nghiêm trọng khi vào mùa vụ vì đây là thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt.

Việc phá giá thép của các công ty Trung Quốc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên chính thị trường trong nước và trên trường quốc tế.

Ngoài xuất nhập khẩu, du lịch là một yếu tố quan trọng khác ràng buộc các nền kinh tế nhỏ hơn ở châu Á với nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo PPP - thứ nhì thế giới theo GDP tuyệt đối).

Chỉ tính trong năm 2015, lượng du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài tăng 14,5%, đạt 35,4 triệu lượt người - theo số liệu của Viện Nghiên cứu du lịch nước ngoài Trung Quốc. Không chỉ nhiều về "lượng", du khách Trung Quốc còn mạnh về "chất" khi số du khách này chi tiêu lên tới 235 tỉ USD cho du lịch nước ngoài. Phần lớn số tiền này đổ vàocác nước châu Á khi có tới 60% khách du lịch Trung Quốc đi đến các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, số khách Trung Quốc quá đông cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với các nước châu Á. Thái Lan, Việt Nam và những nước là điểm đến được du khách Trung Quốc chú ý đều phải đối mặt với sự mất ý thức của các du khách này.

Chưa hết, khách du lịch Trung Quốc thật sự không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhất là khi phải đối mặt với một “sự nhạy cảm gia tăng” thì số lượng khách có thể giảm sâu. Việt Nam là ví dụ điển hình của việc đó khitrong năm 2015 số du khách Trung Quốc tới Việt Nam giảm 20% so với năm trước. Căng thẳng giữa hai nước trên Biển Đông gia tăng, đặc biệt là sau sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 được cho là nguyên nhân của suy giảm này.

Một mối ràng buộc mới từ kinh tế Trung Quốc với các nền kinh tế trong khu vực đến từ những dự án xây dựng dựa theo sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).Trung Quốc bơm tiền vào khu vực thông qua những dự án nàynhằm “xuất khẩu” phần công suất dư thừa trong nước, đồng thờigia tăng“quyền lực mềm” của Bắc Kinhtrong khu vực châu Á.

Trung Quốc là động lực để các nước châu Á tăng trưởng, nhưng một Trung Quốc đang lên lại là một tình huống khó xử đối với các nước láng giềng khi phải cố cân bằng giữa lợi ích kinh tế vàchủ quyền quốc gia. Tình thế này sẽ ngày càng khó khăn hơn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi "Giấc mơ Trung Quốc"nhằm tăng sức mạnh kinh tế, chính trị của nước này trongkhu vực.

Tóm lại, Trung Quốc vừa là thách thức vừa là đối tác kinh tế cực kỳ quan trọng đối với các nước châu Á, việc tận dụng sức bật từ nguồn vốn khổng lồ và dòng du khách từ Trung Quốc là cần thiết. Tuy nhiên, song song đó cần có những biện pháp phòng bị thích đáng để tránh những rủi ro đến từ nền kinh tế khổng lồ này, nhất là tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Thiên Hà (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Trung Quốc 'hắt hơi', Việt Nam cũng 'sổ mũi'