Tỷ lệ người dân tại các nước thành viên EU trở nên có ác cảm với Anh sau Brexit đang tăng lên đáng kể. Theo họ thì sự ra đi của nước Anh không khác gì một sự chạy trốn, vì khi EU thịnh vượng thì Anh xin gia nhập, còn khi EU gặp khó khăn thì Anh lại ra đi.

Châu Âu bắt đầu nảy sinh ác cảm với nước Anh

Nhàn Đàm | 06/08/2016, 22:11

Tỷ lệ người dân tại các nước thành viên EU trở nên có ác cảm với Anh sau Brexit đang tăng lên đáng kể. Theo họ thì sự ra đi của nước Anh không khác gì một sự chạy trốn, vì khi EU thịnh vượng thì Anh xin gia nhập, còn khi EU gặp khó khăn thì Anh lại ra đi.

Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế hậu Brexit dẫu sao cũng chưa thực sự đáng ngại vì kể cả khi đã rời khỏi EU thì Anh vẫn đang là một trong sáu nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đáng ngại nhất đối với xứ sở sương mù ở thời điểm hiện tại là sự suy giảm vị thế một cách nghiêm trọng trên thế giới.

Sau nhiều lời đồn đoán, cuối cùng nước Anh cũng bắt đầu thực hiện những động thái đáng chú ý đầu tiên sau khi bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) khi Ngân hàng trung ương Anh (BOE) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua. Cụ thể, lãi suất đã được BOE đưa về mức 0,25% từ mức trước đó là 0,5%. Ngoài ra còn có thêm một gói kích thích kinh tế trị giá 170 tỉ bảng Anh cùng với lời giải thích của Thống đốc BOE Mark Carney rằngnhững động thái này là điều cần thiết vì triển vọng kinh tế đang thay đổi khá nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ số vĩ mô đều sụt giảm mạnh và xuống gần đến giới hạn có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, thách thức đối với tăng trưởng kinh tế dẫu sao cũng chưa thực sự đáng ngại vì kể cả khi đã rời khỏi EU thì Anh vẫn đang là một trong sáu nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đáng ngại nhất đối với xứ sở sương mù ở thời điểm hiện tại là sự suy giảm vị thế một cách nghiêm trọng trên thế giới. Một quốc gia chỉ có thể đứng đơn độc khi nó là một siêu cườngmà Anh thì rõ ràng không phải là một siêu cường.

Một tháng rưỡi sau thời điểm cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý rời khỏi EU của người dân Anh diễn ra hôm 23.6, cả thế giới bắt đầu dần nhận thức được tình thế khó khăn mà nước Anh đang phải đối mặt. Tình thế khó khăn ấy đến từ cả kinh tế lẫn chính trị. Tân Thủ tướng Anh Theresa May sau khi nhậm chức đã tuyên bố, nước Anh cần một chiến lược phát triển kinh tế mới, trong khi BOE thì vừa bắt đầu triển khai gói kích thích kinh tế lớn nhất trong vài năm trở lại đây để vực dậy tăng trưởng. Nước Anh cũng đang bắt đầu một quá trình đàm phán lại hầu hết tất cả các hiệp ước thương mại với các quốc gia và nền kinh tế trên toàn cầu, mà khởi đầu là với EU và Trung Quốc – một quá trình dài, phức tạp và đầy gian khổ.

Tuy nhiên, sức công phá lớn nhất mà Brexit tác động lên nước Anh lại đang là sự sụt giảm nghiêm trọng về vị thế quốc gia và quyền lực mềm. Kết quả một cuộc thăm dò mới đây của Ipsos tại 16 quốc gia trên thế giới, hầu hết người dân tại các quốc gia đều cho rằng Brexit sẽ làm suy yếu trầm trọng vị thế của nước Anh. Cụ thể, ngoài Nga, Ấn Độ và Mỹ, thì kết quả khảo sát tại 13 quốc gia còn lại đều khá ảm đạm cho nước Anh: 64% người dân Đức tin rằng Anh sẽ suy yếu đi nhiều sau Brexit, tỷ lệ này ở Canada là 44%, trong khi đó chỉ có lần lượt 13% và 15% người dân tại hai nước này tin rằng Anh sẽ trở nên hùng mạnh hơn sau khi tách khỏi EU.

Điều tương tự cũng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, 37% người dân Ý được khảo sát cho biết sẽ không chọn Anh làm điểm đến cho kỳ nghỉ của mình và 43% thì cho biết sẽ thôi mua hàng hóa có xuất xứ từ Anh. Tương tự, 33% người dân Ấn Độ được khảo sát cho biết sẽ giảm mua hàng hóa Anh, tỷ lệ này ở Nhật là 21% và ở Mỹ là 17%. Một phần nguyên nhân là do sự chia tách giữa Anh và EU có thể khiến cho hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại giữa Anh và các quốc gia trên thế giới bị xáo trộn, phần khác là do nghi ngờ về sự ổn định của nền kinh tế Anh hậu Brexit có thể tác động tới giá cả và chất lượng hàng hóa của đảo quốc sương mù.

Trong lĩnh vực chính trị, nguy cơ suy yếu vị thế của nước Anh sau Brexit còn nghiêm trọng hơn. Việc dứt khoát rời khỏi EU đang khiến nước Anh trở nên bơ vơ hơn bao giờ hết trên thế giới. Tỷ lệ người dân tại các nước thành viên EU trở nên có ác cảm với Anh sau Brexit đang tăng lên đáng kể. Theo họ thì sự ra đi của nước Anh không khác gì một sự chạy trốn, vì khi EU thịnh vượng thì Anh xin gia nhập, còn khi EU gặp khó khăn thì Anh lại ra đi.

Kết quả khảo sát tại các nước EU như Pháp, Đức, Ý, Bỉ và Tây Ban Nha cho thấy, phần lớn người dân tại các quốc gia này muốn các nhà lãnh đạo EU đưa ra các quy định nghiêm ngặt và những thỏa thuận không có lợi cho Anh trong quá trình đàm phán về các vấn đề như xuất nhập cảnh và nhất là về quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Họ cho rằnglý do nước Anh rời khỏi EU là vì để hạn chế làn sóng nhập cư và các tác động bất lợi do kinh tế EU đang trì trệ, thì cái giá mà nước Anh phải trả là cũng sẽ bị hạn chế nhập cảnh vào EU và một mối quan hệ kinh tế - thương mại với các quy định khắt khe hơn về phía Anh.

Sự suy giảm vị thế cả về kinh tế lẫn chính trị sau Brexit đang dẫn tới việc, quyền lực mềm của nước Anh trên thế giới đang đứng trước nguy cơ suy yếu hơn bao giờ hết. Trong bảng xếp hạng sức mạnh mềm các quốc gia trên thế giới của tạp chí uy tín Monocle, thì trước thời điểm Brexit nước Anh luôn giữ một trong những vị trí hàng đầu: nền kinh tế nằm trong top 5 thế giới, là trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới, sự phổ biến của ngôn ngữ và văn hóa khắp toàn cầu… là những lý do giải thích quyền lực mềm to lớn của nước Anh.

Quyền lực mềm của Anh đạt đỉnh vào năm 2012 với hàng loạt thành tựu quan trọng: tập mới nhất trong loạt phim nổi tiếng toàn cầu James Bond – Skyfall, nữ ca sĩ được yêu thích nhất trên thế giới trong năm – Adele, chiến thắng của Bradley Wiggins tại Tour de France, và Andy Murray giành chức vô địch tại Olympics và giải quần vợt Mỹ mở rộng. Trước khi Brexit diễn ra, vị trí của Anh trong bảng xếp hạng quyền lực mềm của Monocle là thứ banhưng giờ đây thì đang sụt giảm khá mạnh.

Giờ đây, một trong những bài toán hóc búa nhất đang chờ đợi Thủ tướng Theresa May cùng nội các là định hình được vị trí của nước Anh trong thời đại toàn cầu hóa. Cũng giống như thời điểm những năm 1990, giờ đây nước Anh cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng bản sắc, khi đảo quốc sương mù đang một mình một đường và đi ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu bắt đầu nảy sinh ác cảm với nước Anh