Sri Lanka trở thành tâm điểm chú ý khi rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị. Đất nước bị vô chính phủ sau cuộc bỏ trốn của Tổng thống, dự trữ ngoại hối cạn kiệt và chìm trong nợ.

Bài học kinh tế từ khủng hoảng tại Sri Lanka

Cẩm Bình | 16/07/2022, 08:28

Sri Lanka trở thành tâm điểm chú ý khi rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị. Đất nước bị vô chính phủ sau cuộc bỏ trốn của Tổng thống, dự trữ ngoại hối cạn kiệt và chìm trong nợ.

Nhìn từ góc độ kinh tế, tình trạng hỗn loạn tại Sri Lanka là một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán điển hình. Đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch - nguồn thu trụ cột của nền kinh tế. Trong khi đó nhập khẩu gia tăng và chi phí trả nợ lớn (hệ quả của chính sách tài khóa lỏng lẻo cùng vay ngoại hối lớn) khiến dự trữ ngoại hối giảm nhanh chóng.

Tình hình càng xấu đi do giá dầu (mặt hàng nhập khẩu quan trọng) tăng vọt cộng thêm lãi suất của Fed (Mỹ) tăng. Ngân hàng trung ương Sri Lanka không đủ khả năng bảo vệ đồng rupee trước loạt áp lực toàn cầu, giá trị đồng tiền này giảm hơn 40% trong năm nay.

Tác động cực kỳ tai hại. Giá trị các khoản vay ngoại hối tăng mạnh khiến chính phủ vỡ nợ vào tháng 5. Đồng nội tệ yếu đẩy lạm phát lên khoảng 50%. Thiếu hụt ngoại tệ dẫn đến thiếu hụt lương thực và nhiên liệu nhập khẩu. Hỗn loạn kinh tế thổi bùng ngọn lửa giận dữ của người dân, làm cho một tổng thống bị lật đổ.

bai20220409-sri-lanka-crisis-002-1024x765.jpg
Sri Lanka khó thoát ra khỏi khủng hoảng - Ảnh: Getty Images

Khủng hoảng tại Sri Lanka đem lại 3 bài học quý giá.

Thứ nhất, dự trữ ngoại hối đem lại “phần đệm” quan trọng cho các quốc gia đang đối mặt với tình hình tài chính toàn cầu tồi tệ hơn. Hàng loạt ngân hàng trung ương ở châu Á đã dùng đến dự trữ để giảm bớt áp lực mất giá đồng nội tệ do lãi suất của Mỹ và giá dầu tăng. May mắn là hầu hết nền kinh tế không chịu căng thẳng cán cân thanh toán như Sri Lanka và có dự trữ ngoại hối dồi dào tránh để đồng nội tệ chịu số phận tương tự rupee.

Thứ hai, Sri Lanka có thể chính là quân domino ngã đổ đầu tiên trong cuộc khủng hoảng nợ của thị trường mới nổi (EM - tập hợp các quốc gia đang phát triển hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường toàn cầu). Giám đốc điều hành Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo gần 1/3 số nền kinh tế thuộc EM phải đối mặt với khó khăn về nợ do tình hình kinh tế toàn cầu đầy thách thức.

Tin tốt là hầu hết nền kinh tế EM lớn có khả năng chống chịu áp lực từ đồng USD mạnh. Nợ công tại số quốc gia này, như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi chủ yếu được tính bằng đồng nội tệ.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro ở một số nền kinh tế khác như Argentina, Pakistan, Tunisia. Trái phiếu chính phủ bằng USD đã đem lại dấu hiệu bất ổn cho họ.

Thứ ba, Sri Lanka sẽ là khảo nghiệm quan trọng về cách tái cơ cấu nợ công với Trung Quốc - bên cho vay mới nổi trên toàn cầu. Nhờ sáng kiến Vành đai - Con đường mà Sri Lanka nhận được nguồn tài trợ đáng kể, khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận thua lỗ.

Năm 2017 khi cảng Hambantota - dự án Trung Quốc cho vay xây dựng - không thể tạo ra nguồn thu cần thiết để trả nợ, Bắc Kinh dùng biện pháp cứng rắn: thuê cảng 99 năm.

Với việc Trung Quốc là chủ nợ lớn, nỗ lực đàm phán xin gói cứu trợ từ IMF của Sri Lanka sẽ gặp khó khăn. IMF có thể muốn Sri Lanka đảm bảo cứu trợ được dùng cho nền kinh tế thay vì dùng để trả nợ cho Trung Quốc. Hơn nữa rất khó đạt thỏa thuận với chủ nợ tư nhân, những đơn vị chịu áp lực xóa nợ nếu Trung Quốc không chịu nhượng bộ gì. Hệ quả là quá trình thương lượng tái cơ cấu nợ kéo dài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài học kinh tế từ khủng hoảng tại Sri Lanka