Cuộc xung đột ở Ukraine làm tắc nghẽn tuyến vận chuyển ngũ cốc, đứt gãy chuỗi cung ứng phân bón. Tuy nhiên, đó chỉ là đòn giáng mạnh cuối cùng lên hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã mong manh.

Việc Nga dừng phong tỏa ngũ cốc Ukraine sẽ không giải quyết được khủng hoảng lương thực toàn cầu

Đan Thuỳ | 15/07/2022, 11:02

Cuộc xung đột ở Ukraine làm tắc nghẽn tuyến vận chuyển ngũ cốc, đứt gãy chuỗi cung ứng phân bón. Tuy nhiên, đó chỉ là đòn giáng mạnh cuối cùng lên hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã mong manh.

anh-chup.png
Lúa mì được bốc dỡ từ một chiếc xe tải tại trang trại ở vùng Luhansk, Ukraine - Ảnh: EPA-EFE

Sau cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ, đại dịch COVID-19 và giá năng lượng tăng cao, cuộc xung đột Nga - Ukraine là tác nhân cuối cùng gây áp lực nặng nề lên hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã mong manh. Có tới 50 triệu người trên toàn thế giới hiện đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

Việc Nga phong tỏa Biển Đen đã khiến khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc  mắc kẹt tại các cảng của Ukraine. Song Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc sẽ ký một thỏa thuận vào tuần tới nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ở Biển Đen.

Sự đồng thuận này được đưa ra sau cuộc họp 4 bên tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm bớt nguy cơ khủng hoảng lương thực ở nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra thì việc các bên có thể thống nhất nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc được coi là điểm sáng.

Song ngay cả khi nguồn cung ngũ cốc được giải phóng thì tình hình khủng hoảng lương thực vẫn chưa thể được cải thiện, bởi vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine chỉ là đòn giáng mới nhất vào một hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã bị phá vỡ. Thế giới hiện phải chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo dài hàng năm chứ không phải hàng tháng.

Cuộc khủng hoảng là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá cả lương thực tăng cao ở hiện tại, với chỉ số do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc duy trì đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, vào thời điểm này trong năm tới, có thể sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực. 

Báo cáo mới về tình trạng các cuộc xung đột xảy ra liên tục tại Ukraine khiến các vụ gieo trồng bị gián đoạn sẽ làm suy yếu hoạt động sản xuất nông sản tại nước này. Trong khi đó, khủng hoảng phân bón toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự sản xuất lương thực của nhiều quốc gia.

anh-chup-man-hinh-2022-07-15-luc-10.27.57.png
Một người phụ nữ đang mua rau trong một siêu thị ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: Bloomberg

Vụ thu hoạch lúa mì năm nay ở Ukraine - quốc gia thường chiếm 10% lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu, có thể sẽ thấp hơn 42% so với năm 2021. Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Roman Leshchenko nói rằng diện tích vụ mùa năm 2022 có thể thấp hơn một nửa so với mức trước chiến tranh. Điều này cho thấy rằng thiệt hại cho vụ thu hoạch năm sau đã được báo trước. Khi chiến tranh kết thúc, việc sửa chữa các trang trại, đất đai và các cơ sở lưu trữ sẽ mất nhiều năm.

Tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đối với năng suất cây trồng không chỉ dừng lại ở biên giới Ukraine. Giá phân bón trung bình đã tăng 80% vào năm ngoái và tiếp tục tăng thêm 30% kể từ đầu năm 2022, do sự kết hợp của các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phân bón hóa học là huyết mạch của nền nông nghiệp hiện đại, khiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ những năm 1960. Cuộc khủng hoảng phân bón toàn cầu có nghĩa là hiện tại các quốc gia cần phải tự cung cấp cho chính mình. 

Giá cả tăng vọt ở Anh và Mỹ đã cho thấy ngay cả các nước phát triển cũng không tránh khỏi những tác động toàn cầu của cuộc xung đột. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia đang đứng trên bờ vực của bất ổn, tình hình này là một điều tuyệt vọng.

Ở Sri Lanka, hơn 80% dân số không được ăn đủ bữa. Tương tự, nạn đói ở Sahel đã lên tới mức kỷ lục.

Bên cạnh đó, hoạt động nhân đạo cũng bị ảnh hưởng. Giá lương thực cao kỷ lục và chi phí vận chuyển tăng vọt đã làm ảnh hưởng đến các cuộc viện trợ của Liên Hợp Quốc cho khoảng 274 triệu người trong năm nay.

Song điều này mới chỉ là sự khởi đầu. Các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và 2012 cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực làm trầm trọng thêm các vấn đề đang tồn tại và trong trường hợp xấu nhất sẽ làm bùng phát các cuộc xung đột mới. 

Những người biểu tình ở Sri Lanka, quốc gia đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu lương thực và nhiên liệu, đã buộc Tổng thống Gotabaya Rajapaks phải từ chức và bỏ trốn. Trong khi đó, những người nông dân tại Peru đã phải cướp phá các cửa hàng khi nguồn cung phân bón bị bóp nghẹt.

anh-chup-man-hinh-2022-07-15-luc-10.28.08.png
Một công nhân đang ủ lúa mì trong kho tại một trang trại ở vùng Luhansk, Ukraine - Ảnh: EPA-EFE

Tờ The Economist cho rằng hàng chục quốc gia phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể các "sự kiện bất ổn" trong năm tới, trong khi nhiều quốc gia khác có thể gặp phải sự khủng hoảng kinh tế. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động ngay để ngăn chặn một vòng luẩn quẩn phát triển.

Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley cho biết các nhà hoạch định chính sách không được để cuộc xung đột ở Ukraine khiến hàng triệu gia đình bị rơi vào trong cuộc chiến nghèo đói. 

Trước mắt, cộng đồng quốc tế phải đẩy lùi sự phong tỏa của Nga và nỗ lực thiết lập hành lang an toàn cho các tàu hàng chở 20 triệu tấn lúa mì bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine. Hành động này cũng là cần thiết để ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây. Ví dụ, kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, 23 quốc gia đã hạn chế xuất khẩu thực phẩm. 

Các cơ quan đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới nên khuyến khích các nền kinh tế lớn điều phối và giải phóng lương thực dự trữ để ngăn chặn việc giá cả tăng thêm. Các chính phủ cũng có thể tăng mức tài trợ cho các tổ chức nhân đạo đang gặp khó khăn với chi phí mua sắm và vận chuyển tăng cao.

Nhưng chỉ cứu trợ nhân đạo sẽ không đủ để ngăn cuộc khủng hoảng giá lương thực phát triển thành cuộc khủng hoảng lương thực. Chúng ta cần tăng cường khả năng tự cung tự cấp bằng cách khuyến khích các nước đang phát triển đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu, áp dụng các công nghệ chỉnh sửa gien mới để tăng năng suất cây trồng và tăng sản lượng phân bón. 

Nhiều quốc gia châu Phi, bao gồm Mozambique, Togo, Tunisia và Nigeria, có nguồn dự trữ nguyên liệu thô cần thiết để tự sản xuất phân bón chưa được khai thác và giảm sự phụ thuộc của châu Phi vào nguồn cung cấp phân bón của Nga.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng hiện nay làm nổi bật tầm quan trọng của điều phối thương mại. Ví dụ, Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) mới thành lập gần đây hứa hẹn sẽ thúc đẩy hội nhập thương mại khu vực châu Phi, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở lục địa này.

Bài liên quan
Ứng viên thân Nga dẫn đầu bầu cử tổng thống Romania nhờ TikTok?
Calin Georgescu, một chính trị gia cực hữu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bất ngờ dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Romania.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc Nga dừng phong tỏa ngũ cốc Ukraine sẽ không giải quyết được khủng hoảng lương thực toàn cầu