“Việc đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực chứng khoán là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xử lý các vụ án hình sự cần đặt mục tiêu không chỉ để răn đe mà cần xử lý đến cùng để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư”, bà Hoàng Hải Anh (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán) nhấn mạnh.

Xử lý vi phạm không chỉ để răn đe mà còn để bảo vệ nhà đầu tư

Lam Thanh | 09/05/2022, 16:55

“Việc đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực chứng khoán là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xử lý các vụ án hình sự cần đặt mục tiêu không chỉ để răn đe mà cần xử lý đến cùng để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư”, bà Hoàng Hải Anh (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán) nhấn mạnh.

 “Lỡ về chính sách, lỡ về đầu tư”

Tại hội thảo: "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam” ngày 9.5 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng cái khó ở Việt Nam hiện nay là làm sao thúc đẩy phát triển bất động sản, khơi thông các điểm nghẽn để thị trường này phát triển.

Theo ông Thành, cần ổn định dòng tiền, ổn định tài chính đối với thị trường để giữ nhịp phát triển, sao cho thị trường không quá nóng nhưng cũng không bị đóng băng như giai đoạn 2011 - 2012.

“Cái khó nữa là chữ “lỡ” về chính sách, lỡ về đầu tư. Do đó cần ứng xử như thế nào để kéo lòng tin của thị trường trở lại, tránh bị mất mát. Phải phát triển thị trường bất động sản sao cho không đổ vỡ về mặt tài chính”, ông Thành nói.

vtt.jpg
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - Ảnh: Reatimes

Bà Hoàng Hải Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam cho biết nguồn vốn đầu tư vào hai thị trường chứng khoán và bất động sản chưa cân đối do chưa có các công cụ, chính sách điều tiết giữa hai thị trường này. Dòng vốn vào hai thị trường được điều tiết theo quy luật cung cầu mà chưa có những chính sách hay những công cụ tài chính khuyến khích, định hướng dòng vốn.

Cũng theo đại diện hiệp hội chứng khoán, các sản phẩm tài chính đặc thù cho bất động sản chưa phát triển đa dạng khiến cho dòng vốn trên thị trường chứng khoán được thu hút chủ yếu vào hai thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp là thị trường mới phát triển nên có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư do hành lang pháp lý chưa được kiểm nghiệm thực tế về khả năng bảo vệ nhà đầu tư.

Bà Hải Anh cho rằng việc xảy ra những vụ việc và tiềm ẩn nhiều vụ việc liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin trên thị trường chứng khoán - điều mà mất rất nhiều năm để xây dựng.

Cấp bách bảo vệ niềm tin nhà đầu tư

Bà Hoàng Hải Anh cho biết về giải pháp trước mắt, cần phải có giải pháp để bảo vệ niềm tin của nhà đầu tư. Đây cần phải được đưa lên là giải pháp cấp bách hàng đầu song song với các giải pháp để điều chỉnh các quy định pháp luật.

Với trái phiếu doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ để rà soát khả năng chi trả của các tổ chức phát hành có trái phiếu đến hạn trong thời gian tới; tìm mọi biện pháp để có thể đảm bảo phương án trả nợ cho nhà đầu tư trái phiếu. Điều này giúp bảo vệ niềm tin và giữ chân dòng vốn đầu tư trên thị trường trước khi chúng ta có thể áp dụng các biện pháp dài hạn khác.

hai-anh.jpg
Bà Hoàng Hải Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam - Ảnh: Reatimes

Với thị trường cổ phiếu, bà Hải Anh nhìn nhận rằng mục tiêu cốt lõi là bảo vệ niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh xảy ra các vụ việc xử lý hình sự trên trị trường ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

“Việc đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xử lý các vụ án hình sự cần đặt mục tiêu không chỉ để răn đe mà cần xử lý đến cùng để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư”, bà Hải Anh nhấn mạnh.

Về giải pháp dài hạn, bà Hải Anh kiến nghị cần có các công cụ tài chính đa dạng với những chính sách khác nhau để có thể điều tiết dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh một cách hài hòa, đảm bảo rủi ro hệ thống cho nền tài chính.

Theo đó, các công cụ tài chính có thể là trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững để dành các điều kiện ưu đãi hơn cho các dự án, doanh nghiệp bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Ngay bản thân trong lĩnh vực bất động sản cũng cần có sự phân biệt giữa các dự án, doanh nghiệp với những tiêu chí bền vững để có sự phân biệt về chính sách định hướng dòng vốn.

Đồng thời cần đa dạng hóa các sản phẩm tài chính đặc thù cho thị trường bất động sản tạo nên sự hấp dẫn về sản phẩm của thị trường chứng khoán thay thế cho sự hấp dẫn của các “đội lái” như giai đoạn vừa qua; thúc đẩy phát triển các sản phẩm phái sinh.

Bà Hải Anh kiến nghị, để tránh việc đặt lãi suất cao để huy động vốn sử dụng cho mục đích khác không phải đi vào phương án đầu tư kinh doanh đăng ký, cần có sự thẩm định khả thi về mức lãi suất huy động tương ứng với phương án đầu tư kinh doanh đăng ký. Đồng thời, cần có quy định kiểm soát mục đích sử dụng vốn sau khi huy động trái phiếu như đối với nguồn vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra, các quy định pháp luật hiện nay mang tính quản lý mà chưa mang tính chính sách, định hướng. Cần thiết phải có những chính sách phân biệt để định hướng dòng vốn, đảm bảo những tỷ trọng nhất định nguồn vốn được chảy vào sản xuất, kinh doanh bên cạnh việc chảy đa số vào các kênh đầu cơ không trực tiếp tạo ra giá trị cho xã hội…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý vi phạm không chỉ để răn đe mà còn để bảo vệ nhà đầu tư