HĐXX nhận định: các bị cáo đều có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo. Trong quá trình công tác, các bị cáo có nhiều thành tích nên được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với 9 bị cáo đều là người phạm tội lần đầu, không có tình tiết tăng nặng, nhiều tình tiết giảm nhẹ nên HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Vụ vỡ đường ống sông Đà: Các bị cáo nhận mức án từ 12 tháng treo đến 24 tháng tù

Thu Anh | 13/03/2018, 16:13

HĐXX nhận định: các bị cáo đều có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo. Trong quá trình công tác, các bị cáo có nhiều thành tích nên được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với 9 bị cáo đều là người phạm tội lần đầu, không có tình tiết tăng nặng, nhiều tình tiết giảm nhẹ nên HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Chiều 13.3, HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên bản án đối với 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà bị Viện KSND TC truy tố về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo đó, các bị cáo nhận mức án từ 12 tháng treo đến 24 tháng tù.

Trong ngày tuyên án, HĐXX nhận định: Căn cứ tài liệu, chứng cứ và lời khai của các bị cáo, HĐXX cho rằng hành vi của các bị cáo đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi thực hiện dự án, đã vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Về những tranh luận trước đó của các luật sư, HĐXX nhận thấy, kết luận giám định tư pháp và công văn của Bộ Xây dựng hoàn toàn phù hợp. Về nội dung giám định, trong đó có 2 nội dung quan trọng: về nguyên nhân vỡ ống và độ bền lâu của tuyến ống, HĐXX cho rằng tổ chức giám định đã tiến hành đào, quan sát ngoại quang ống và có kết luận nguyên nhân chính gây vỡ tuyến ống do chất lượng ống không đảm bảo, không đủ cơ sở xác định độ bền ống 50 năm. Vì vậy, HĐXX đánh giá kết luận giám định là căn cứ để giải quyết dự án.

Theo HĐXX, hạng mục tuyến ống truyền tải nước sạch là hạng mục quan trọng của dự án, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã gây lo lắng, ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Từ việc xác định nguyên nhân vỡ ống đã cho thấy trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án này, các bị cáo đã vi phạm các quy định trong ngành xây dựng.

Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo đều có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo; trong quá trình công tác, các bị cáo có nhiều thành tích nên HĐXX cho rằng các bị cáo được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 9 bị cáo đều là người phạm tội lần đầu, không có tình tiết tăng nặng nên HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Theo đó, HĐXX quyết định tuyên án đối với 9 bị cáo như sau:

Hoàng Thế Trung (nguyên GĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 24 tháng tù.

Nguyễn Văn Khải (nguyên PGĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 20 tháng tù.

Trương Trần Hiển (nguyên Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 16 tháng tù.

Trần Cao Bằng (nguyên GĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex): 24 tháng tù.

Vũ Thanh Hải (nguyên Trưởng phòng sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên PGĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex): 20 tháng tù.

Đỗ Đình Trì (nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội): 20 tháng tù.

Nguyễn Biên Hùng (nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Phó trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 16 tháng treo.

Hoàng Quốc Thống (nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 16 tháng treo.

Bùi Minh Quân (nguyên PGĐ Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh thiết bị thuộc Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội): 12 tháng treo.

Theo cáo trạng, dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư theo hình thức BOO sử dụng vốn tự có, vốn huy động do doanh nghiệp tự thu xếp và vay của các tổ chức tín dụng. Dự án được xây dựng từ năm 2004 - tháng 4.2009 được nghiệm thu đưa vào sử dụng, cho đến nay đã đóng góp một lượng lớn công suất cấp nước cho Thủ đô Hà Nội, hỗ trợ tích cực cho các nhà máy nước ngầm, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khai thác, tuyến ống liên tục xảy ra sự cố vỡ ống truyền tải nước. Từ ngày 4.2.2012 – 2.10.2016, tuyến ống đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,5 tỉ đồng để khắc phục.

Bên cạnh đó, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã gây hậu quả buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian 386 giờ, lượng nước ngừng cấp là 1.744.904 m3, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, được dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông đặc biệt quan tâm.

Theo Kết luận giám định tư pháp ngày 15.4.2015, nguyên nhân gây vỡ đường ống nước là do vi phạm trong quá trình sản xuất ống, quá trình quản lý, giám sát thi công xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội. Trong đó, quá trình sản xuất ống chưa được kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, ống được sản xuất có chất lượng không đồng đều, chỉ tiêu độ cứng vòng của nhiều mẫu thử không đạt yêu cầu.

Trong quá trình thi công xây dựng, Ban quản lý dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo quy định, chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công. Việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ, không phát hiện ra các tồn tại trong quá trình thi công, lắp đặt tuyến ống.

Nhã Thanh

Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Bị cáo nói không phục kết luận giám định​

Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Luật sư đề nghị áp dụng luật mới cho các bị cáo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ vỡ đường ống sông Đà: Các bị cáo nhận mức án từ 12 tháng treo đến 24 tháng tù