Việt Nam đề nghị Mỹ sớm giải quyết dứt điểm các vụ phòng vệ thương mại liên quan đến cá tra, cá ba sa hay mật ong trong thời gian gần đây.

Việt Nam đề nghị Mỹ sớm giải quyết dứt điểm các vụ phòng vệ thương mại

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 24/05/2022, 18:18

Việt Nam đề nghị Mỹ sớm giải quyết dứt điểm các vụ phòng vệ thương mại liên quan đến cá tra, cá ba sa hay mật ong trong thời gian gần đây.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới đây đã có buổi điện đàm với Đại sứ, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) - bà Katherine Tai để triển khai các kết quả sau chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Mỹ từ ngày 12 đến ngày 19.5 vừa qua.

2022_05_24_09_14_572_0245b.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ Katherine Tai đã tập trung làm rõ các lợi ích kinh tế - thương mại của Việt Nam và Mỹ để làm cơ sở cho việc thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Trên tinh thần đó, hai bên thống nhất kế hoạch tiếp tục làm việc và thảo luận các nội dung đã được lãnh đạo hai bên thống nhất để có các kết quả thiết thực, phù hợp với lợi ích của mỗi bên.

Đồng thời, hai bên cũng nhấn mạnh rằng chính quá trình hợp tác chặt chẽ trong thời gian vừa qua đã giúp hai cơ quan tìm được tiếng nói chung đối với nhiều vấn đề trong quan hệ kinh tế thương mại, đơn cử như các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến cá tra, cá ba sa hay mật ong trong thời gian gần đây.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Katherine Tai có các chỉ đạo cần thiết để sớm giải quyết dứt điểm các vụ việc này, đúng với tinh thần hợp tác hai bên đã có được trong thời gian qua, đặc biệt là trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA).

Hai bên thống nhất sẽ có báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền ngay sau cuộc điện đàm này để tìm giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc hợp tác về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới.

Bà Katherine Tai từng khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở ASEAN. Hòn đá tảng của mối quan hệ thương mại năng động giữa hai nước chính là thoả thuận thương mại Mỹ - Việt Nam năm 2001, tiếp đó là Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) từ 2007.

Bà Tai cũng cho biết, USTR quan tâm việc tạo ra hệ thống nông nghiệp bền vững dựa trên khoa học, các quản lý hiệu quả; phát triển kinh tế số; hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, USTR mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Về kinh tế, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỉ USD năm 2021. Đặc biệt, kim ngạch song phương năm 2021 tăng gần 21 tỉ USD so với năm 2020 bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỉ USD với Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỉ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.

Bài liên quan
Doanh nghiệp Việt hờ hững với phòng vệ thương mại trong WTO
Các vụ kiện phòng vệ thương mại trong WTO gây ra nhiều tác động xấu và thiệt hại lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu như giảm năng lực cạnh tranh và kim ngạch xuất khẩu, nguy cơ đánh mất thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa quan tâm nhiều đến công cụ này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, thậm chí là rất... hờ hững.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
28 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đề nghị Mỹ sớm giải quyết dứt điểm các vụ phòng vệ thương mại