Vấn đề đổi mới, chuyển giao công nghệ không phải bây giờ Việt Nam mới bàn tới. Thế nhưng, thực tế việc nhập máy móc, thiết bị đã qua sử dụng một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát vẫn đang cảnh báo một nguy cơ rất lớn khiến nước ta có thể trở thành bãi rác công nghệ của thế giới.

Việt Nam đang trở thành bãi rác công nghệ

DDVN | 05/10/2016, 11:10

Vấn đề đổi mới, chuyển giao công nghệ không phải bây giờ Việt Nam mới bàn tới. Thế nhưng, thực tế việc nhập máy móc, thiết bị đã qua sử dụng một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát vẫn đang cảnh báo một nguy cơ rất lớn khiến nước ta có thể trở thành bãi rác công nghệ của thế giới.

Mới đây, tại phiên họp ngày 13.9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều vấn đề đã được đem ra mổ xẻ, trong đó có thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. Những nội dung được chú trọng bao gồm: phát triển thị trường khoa học-công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ…

Cái tên Formosa thêm một lần được nhắc tới trong câu chuyện công nghệ, đặc biệt khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh việc xem xét lại quá trình kiểm soát công nghệ khi nhập dây chuyền sản xuất từ các nước khác. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, bà Ngâncũng thẳng thắn đặt câu hỏi: “Luật này rồi có khắc phục được Việt Nam đang và sẽ trở thành bãi rác công nghệ, hay là có giải quyết được vấn đề kiểm soát công nghệ và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước?”.

Quay trở lại câu chuyện Formosa, trong số 53 vi phạm của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã được Bộ Tài nguyên -Môi trường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 7, thì vi phạm nguy hiểm nhất là việc công ty này đã tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc, từ công nghệ xử lý cốc khô (công nghệ thân thiện) sang công nghệ xử lý cốc ướt (công nghệ phát tán rất nhiều chất thải, khí thải). Việc sử dụng công nghệ lạc hậu nói trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến trật tự trị an, an sinh xã hội, theo như lời của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Nếu như chỉ đặt mục tiêu phát triển lên trên hết mà không chú trọng đến yếu tố môi trường bền vững, mời gọi tất cả các nhà đầu tư, thậm chí để nhà đầu tư lách kẽ hở pháp luật, sử dụng công nghệ lạc hậu thì chẳng khác nào Việt Nam đang tự hại mình. Nhiều doanh nghiệp nhập máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng một cách ồ ạt và thiếu kiểm soát. Khi đó, mối lợi về tiền bạc có thể rất lớn, nhưng cái giá phải trả lại rất đắt. Và cuối cùng đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất lại là người dân. Trước đó, trong một chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng Bộ Khoa học -Công nghệ Nguyễn Quân (khi giữ cương vịbộ trưởng)cũng đã không ngần ngại thừa nhận: “Có khả năng chúng ta trở thành bãi rác công nghệ của thế giới. Điều này chúng tôi thấy hoàn toàn có khả năng, nếu như chúng ta không có những giải pháp, những hàng rào kỹ thuật”. Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy các cảng biển của Việt Nam cũng đang trở thành bãi rác thải của thế giới, bởi rất nhiều hàng hóa còn tồn đọng ở đây.

Theo số liệu mới đây của Cục Hải quan TP.HCM, hiện cục này đang tồn tại hồ sơ củagần 800 container hàng hóa nhập khẩu, trong đó có gần 500 container lốp ô tô đã qua sử dụng và gần 100 container phế liệu nhựa. Thêm nữa, nguồn hàng hóa kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc sang nước ta theo nhiều con đường vẫn đang là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng, từ thực phẩm, trái cây tới máy móc, thiết bị điện tử. Hầu hết hàng điện tử dởm ở Việt Nam là phế phẩm từ Trung Quốc. Đó là những linh kiện, sản phẩm lỗi từ các nhà máy nước này tuồn ra ngoài để tái sản xuất thành hàng nhái giá rẻ mà chưa được qua khâu kiểm định.

Từ những thực trạng trên, có thểthấy tầm quan trọng của việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề kiểm soát công nghệ, nhất là khi mà doanh nghiệp đang được coi là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Hải Anh/Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đang trở thành bãi rác công nghệ