Về mặt lý thuyết, mỗi huy chương Nobel nặng chính xác 175g, nhưng thực tế huy chương Nobel kinh tế nặng hơn các huy chương còn lại 10g. Đây là một trong những điểm thú vị xung quanh những tấm huy chương đặc biệt này.

Sự 'thiên vị' trong tấm huy chương Nobel

Hà Ngọc Bách | 05/10/2016, 09:06

Về mặt lý thuyết, mỗi huy chương Nobel nặng chính xác 175g, nhưng thực tế huy chương Nobel kinh tế nặng hơn các huy chương còn lại 10g. Đây là một trong những điểm thú vị xung quanh những tấm huy chương đặc biệt này.

Giải Nobel là giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học, chính trị gia, nhà kinh tế, nhà văn hàng đầu thế giới vì những đóng góp cho nhân loại.Ngoài gần 1 triệu USD tiền mặt, mỗi giải Nobel đi kèm huy chương cho người thắng giải, hoặc đồng thắng giải và có rất nhiều điểm thú vị xung quanh tấm huy chương đặc biệt này.

Sự thiên vị cho kinh tế học

Huy chương Nobel được làm bằng vàng 18 carat, nặng chính xác 175g cho tất cả các huy chương. Dù chỉ có 6 lĩnh vực được trao huy chương Nobel nhưng số huy chương được làm mỗi năm luôn nhiều hơn 6 vì nhiều lĩnh vực thường có người đồng sở hữu.

Về mặt lý thuyết, mỗi huy chương nặng chính xác 175g, nhưng thực tế huy chương Nobel kinh tế nặng hơn các huy chương còn lại 10g. Sự thiên vị nàyđược cho là bắt nguồntừ các nhân viên làm việc cho Quỹ Nobel.

Rắc rối khi đi máy bay

Vận chuyển một tấm huy chương Nobel trong giỏ xách là điều không nên làm, đặc biệt nó sẽ gây rắc rối cho chủ nhân khi đi qua máy soi chiếu an ninh ở sân bay.Vì được làm bằng vàng, tấm huy chương Nobel hấp thụ hoàn toàn mọi tia X được sử dụng trong máy soi chiếu an ninh. Kết quả là túi của nhà khoa học đoạt giải thưởng trông như là có một vật duy nhất màu đen nằm ở giữa.

Brian Schmidt, người đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2011 đã gặp phải vấn đề trên khi mangchiếc huy chương danh giávề quê nhàđể cho bà ngoại của ông xem. Điều thiếu may mắn của nhà khoa học là ông lại sống ở một thành phố nhỏ là Fargo, bang North Dakota, nơi các nhân viên an ninh chưa bao giờ thấy một vật chỉ toàn màu đen bên trong khi đi qua máy soi chiếu.

Kết quả là ôngSchmidt phải mất khá nhiều thời gian để giải thích về vật hấp thụ tất cả tia X bên trong túi xách của mình với các nhân viên an ninh.

"Phong trào" bán huy chương Nobel

Một số tấm huy chương Nobel đã được chủ nhân mang ra bán đấu giá. Tấm huy chương Nobel Hòa bình được bán rẻ nhất trong đấu giá đó là của Aristide Briand, người Pháp đã có đóng góp lớn trong năm 1926 vào cuộc hòa hợp ngắn ngủi Đức – Pháp. Năm 2008 huy chương Nobel này được bảo tàng Ecomusée của Saint-Nazaire mua về với khoản tiền 12.000 euro. Khá hơn một chút, huy chương Nobel Hòa bình củaWilliam Randal Cremer (người Anh) đượcvinh danh năm 1903 đã bán với giá 17.000 USD tại một cuộc đấu giá năm 1985.

Từ năm 2014, việc bán huy chương Nobel là điều khá bình thường. Tính từ đó đến nay đã có tới 8 huy chương Nobel bị bán. Cũng về giải Nobel Hòa bình, tấm huy chương của ôngAuguste Beernaert(người Bỉ,được trao năm 1909) đã đạt tới giá 661.000 USD. Huy chương Nobel Hòa bìnhnăm 1936của Carlos Saavedra Lamas (người Argentina)thậm chí đã tìm được người mua với giá kỷ lục là 1,16 triệu USD.

Giá bán huy chương Nobel cao nhất hiện nay thuộc về James Watson, người Mỹ, nhận giải Nobel Y học năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc ADN. Ông đã bán được tấm huy chương Nobel của mình với giá 4,76 triệu USD hồi tháng 12.2014. Trong khi chỉ trước đó có 20 tháng, những người được thừa kế của nhà khoa học Anh Francis Crick, nhận chung Nobel Y học với James Watson, lại chỉ bán được tấm huy chương với giá chưa bằng một nửa.

Thiên Hà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự 'thiên vị' trong tấm huy chương Nobel