Vicem có tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là 13.163 tỉ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính: xi măng, clinker... Trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này vào khoảng 2.822 tỉ đồng, trong đó chủ yếu trích lập dự phòng cho các khoản lỗ phát sinh của các công ty con.

Vicem 'gánh' hàng nghìn tỉ đồng đầu tư thua lỗ

11/09/2018, 22:00

Vicem có tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là 13.163 tỉ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính: xi măng, clinker... Trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này vào khoảng 2.822 tỉ đồng, trong đó chủ yếu trích lập dự phòng cho các khoản lỗ phát sinh của các công ty con.

Vicem đầu tư thua lỗ tại hàng loạt công ty con - Ảnh: Internet

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết về hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tại thời điểm ngày 31.12.2017, tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là 13.163 tỉ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính: xi măng, clinker. Trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này vào khoảng 2.822 tỉ đồng, trong đó chủ yếu trích lập dự phòng cho các khoản lỗ phát sinh của các công ty con.

Cụ thể, một số khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Vicem có hiệu quả thấp, không thoái được vốn như Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn, Hải Vân, Hoàng Mai. Một số công ty con của Vicem lỗ hoặc có số lỗ lũy kế lớn như Công ty Vicem Xi măng Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, Sông Thao, Sông đà 12...

Tại Công ty Vicem xi măng Tam Điệp, năm 2017 doanh thu đạt 1.308 tỉ đồng (bằng 85% so với năm 2016), lợi nhuận 3 tỉ đồng. Tại thời điểm 31.12.2017 vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.189 tỉ đồng, lỗ lũy kế là 1.117 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 72 tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 24 lần, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 0,32.

Bộ Tài chính nhận định công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc và các khoản vốn vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ

Với Công ty Vicem xi măng Hải Phòng, doanh thu năm 2017 đạt 1.677 tỉ đồng (bằng 93% so với năm 2016), lợi nhuận đạt 46 tỉ đồng, bằng 62% năm 2016. Tại thời điểm ngày 31.12.2017, công ty còn số lỗ lũy kế là 240 tỉ đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.021 tỉ đồng nhưng vốn chủ sở hữu đã giảm xuống còn 784 tỉ đồng.

"Công ty đã không bảo toàn được vốn, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp (0,51), việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy công ty mất cân đối về tình chính", Bộ Tài chính đánh giá.

Đối với Công ty cổ phẩn Xi măng Hạ Long trong năm 2016 (sau khi Vicem tiếp nhận từ Tổng công ty Sông Đà về), công ty có lãi và cân đối được trả nợ các khoản vay nhưng sang năm 2017, doanh thu của công ty chỉ đạt 1.976 tỉ đồng (bằng 80% so với năm 2016), kết quả sản xuất kinh doanh lỗ 199 tỉ đồng.

Tính đến hết ngày 31.12.2017, công ty này có số lỗ lũy kế là 3.691 tỉ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu âm 2.229 tỉ đồng, hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn là 0,09 lần, cho thấy công ty bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, khó khăn trong việc cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp.

Hay Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao được Vicem tiếp nhận về từ tháng 6.2017 cũng có số lỗ lũy kế lên đến 430 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 209 tỉ đồng, hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp (0,16 lần), dẫn đến mất an toàn về tài chính.

Đối với các công ty sản xuất xi măng khác như Hà Tiên 1, Bút Dơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Bỉm Sơn, hệ số nợ khả năng thanh toán nợ đến hạn khoảng từ 0,4 đến 0,6 lần, cho thấy các công ty này gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về tài chính.

Trước thực trạng trên, Bộ Tài chính đề nghị Vicem phải có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn, tiền, tài sản nhà nước tại Tổng công ty.

Đồng thời, tăng cường công tác phân tích, đánh giá kỹ các nguyên nhân chính và xây dựng phương án khắc phục khó khăn tài chính đối với một số công ty con có hệ số thanh toán nợ đến hạn thấp và cơ cấu lại các nguồn vốn huy động, đảm bảo giảm rủi ro về mặt tài chính. Tăng cường giám sát đối với Vicem Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và Sông Thao.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Vicem. Báo cáo Thủ tướng về việc xử lý chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vicem tại thời điểm ngày 31.12.2017...

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vicem 'gánh' hàng nghìn tỉ đồng đầu tư thua lỗ