Sự tự động hóa với số lượng robot phục vụ tại nhà máy ngày càng tăng khiến các ông chủ phải thay đổi kế hoạch và thiết kế lại nhà máy, kho xưởng của họ.

Tự động hóa và robot định hình lại cách thiết kế nhà máy, kho bãi

07/09/2018, 13:38

Sự tự động hóa với số lượng robot phục vụ tại nhà máy ngày càng tăng khiến các ông chủ phải thay đổi kế hoạch và thiết kế lại nhà máy, kho xưởng của họ.

Nguồn ảnh: Redlinegroup.com

Vấn đề không chỉ là thiết lập lại mặt bằng hiện có; mà sự ra đời của công nghệ mới còn có những yêu cầu về không gian mà các nhà xưởng tương lai cần phải tính toán.

Theo báo cáo của JLL về nguồn nhân lực, tự động hóa và robot trong ngành hậu cần, việc cắt giảm lao động cùng với tái thiết kế kho bãi hiện đại - đặc biệt là nhà kho mới của các tập đoàn lớn - là bước đột phá lớn trong việc vận hành thủ công của các kho bãi hiện nay.

“Máy tự động và robot cho phép nhà kho tối ưu hóa không gian và cách bố trí hàng hóa", Jon Sleeman - Giám đốc Khu công nghiệp và kho vận của JLL nói.

“Công nghệ mới không có nghĩa là biến công nghệ cũ trở nên lỗi thời, máy móc cũ vẫn có thể cải thiện bằng cách trang bị thêm các mô-đun tự động được tùy chỉnh phù hợp với mọi kích cỡ và hình dạng của nhà kho".

Sau đây là 4 bức tranh sẽ định hình lại cách các ông chủ nhà máy thiết kế kho bãi trong tương lai:

Quy mô thu nhỏ

Các nhà kho áp dụng công nghệ tự động hóa cần ít diện tích hơn so với kho thủ công, do sở hữu đặc tính linh hoạt trong việc sử dụng không gian. Thiết kế kho cũng yêu cầu độ cao thay vì độ rộng, vì robot có thể di chuyển lên xuống nhiều tầng dễ dàng hơn so với con người.

Tái cấu trúc

Hệ thống kho nhiều tầng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ máy tự động và robot, vì vậy chủ kho cần lưu ý về khả năng chịu lực của các tầng, đáp ứng được tải trọng cao hơn và bền chắc hơn so với tiêu chuẩn trước đây. Mặt sàn cũng phải siêu phẳng để giúp robot di chuyển dễ dàng.

Tiết kiệm diện tích đất

Bãi đỗ xe là khu vực chiếm nhiều diện tích trong khu công nghiệp, xu hướng máy móc thay thế con người sẽ làm giảm phần diện tích này. Trong tương lai, xe tự động đưa rước công nhân có khả năng tự tìm chỗ đỗ xe, điều này sẽ giải quyết bài toán thiếu chỗ đậu xe. Lực lượng lao động giảm cũng sẽ thu hẹp diện tích các khu cộng đồng như căn tin hoặc khu vực nghỉ ngơi.

Kết nối mạng lưới năng lượng

Thách thức lớn nhất của làn sóng tự động hóa chính là năng lượng, nhà máy cần nhiều điện mọi lúc mọi nơi. "Năng lượng là một yếu tố không thể thiếu", Sleeman cho biết. “Việc cung cấp đủ năng lượng chính là vấn đề quan trọng nhất trong một không gian hậu cần tự động hóa cao”.

Vấn đề thiết kế nhà kho cần được xem xét kỹ lưỡng nhưng vị trí vẫn chiếm tầm quan trọng đặc biệt, nhất là khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông. “Cụm kho bãi thường tập trung xung quanh khu vực có đông dân, khu công nghiệp và cửa ngõ giao thông – như các khu cảng lớn, sân bay và các cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược. Những nhà kho này thường là cố định vị trí và gần như không thay đổi,” Sleeman nhận định.

Tuy nhiên, các kho nhỏ hơn với mật độ hàng hoá cao sẽ có nhu cầu mở rộng hơn. “Các kho trước đây chỉ có thể nằm ở khu ngoại thành thì nay có cơ hội dịch chuyển đến trung tâm, khi nhu cầu cho diện tích đất giảm lại”, Sleeman chia sẻ. "Tất nhiên, việc này cần phải được xem xét cân bằng mức chi phí cho một khu vực đô thị".

Tự động hóa không có nghĩa là công nghệ cũ lỗi thời

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận định ngành thương mại điện tử bùng nổ tại Việt Nam trong những năm gần đây đòi hỏi một lượng lớn các nhà xưởng hiện đại kỹ thuật cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Theo đó, sự kết nối của các dây chuyền sản xuất truyền thống sẽ được tối ưu hóa, xóa mờ ranh giới vật lý và từ đó, thế hệ nhà xưởng tương lai được dự đoán sẽ là những nhà xưởng có quy mô nhỏ nhưng được kết nối xuyên suốt và đồng bộ.

"Công nghệ cao sẽ mang tới những thay đổi không thể tránh khỏi trong ngành công nghiệp. Sự thay đổi này có triệt để hay không sẽ phụ thuộc vào tốc độ tự động hóa. Tự động hóa không có nghĩa là các nhà kho ngày nay sẽ trở nên lỗi thời, nhưng chủ sở hữu, nhà phát triển và nhà đầu tư cần phải có tâm thế sẵn sàng để đổi mới cách vận hành", ông nói.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự động hóa và robot định hình lại cách thiết kế nhà máy, kho bãi