Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và họ sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, nhằm đạt được mục đích của mình.

Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp

07/06/2014, 18:58

Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và họ sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, nhằm đạt được mục đích của mình.

Các chuyên gia cho rằng tư duy này của những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, điều đó cho thấy rằng Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn, ngang ngược hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và nguồn tài nguyên. Thứ hai, nếu Trung Quốc đánh giá sai về sự thụ động của Mỹ, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến ở Đông Á.

William Cohen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho rằng những lời chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ và Nhật Bản đối với Trung Quốc ở Shangri-La là cần thiết.
Ông Cohen nói "Trung Quốc đang phát triển, trưởng thành, họ cũng cảm thấy một chút sức mạnh của mình và thể hiện nó ra xung quanh. Đó là điều bình thường nếu họ thấy không có đối trọng. Nhưng bổn phận của chúng ta là phải nói với họ rằng vẫn có những giới hạn".

Tờ China Times (Đài Loan) hôm 6.6 dẫn lời Harry White, một chuyên gia quốc phòng từ Viện Chính sách chiến lược Australia cho rằng, đã đến lúc Mỹ cần vạch rõ giới hạn đỏ với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ngăn chặn một cuộc chiến tranh.

Chuyên gia Harry White cho rằng chiến lược tái cân bằng châu Á của Obama sẽ bằng không nếu như Washington không nói rõ với Bắc Kinh về một giới hạn đỏ có thể kích hoạt đối đầu trực tiếp giữa hai nước.
Theo ông, chính sách của Obama đã không hiệu quả khi Trung Quốc đang tăng tốc các nỗ lực khẳng định quyền kiểm soát trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Học giả này nhận xét, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiến đến gần hơn một cuộc xung đột toàn diện khi Bắc Kinh ngày một hung hăng hơn trong khu vực.
"Đã đến lúc Mỹ cần vạch rõ giới hạn đỏ với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ngăn chặn một cuộc chiến tranh", Harry White, một chuyên gia quốc phòng từ Viện Chính sách chiến lược Australia.

Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định: “Dường như mọi lời chỉ trích hiện nay đều vô tác dụng đối với Trung Quốc khi họ chấp nhận mất mặt trên trường quốc tế” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Chuyên gia bình luận David Feith của tờ Wall Street Journal (Mỹ) nói: “Có vẻ như Trung Quốc đang đặt cược ở Biển Đông rằng đã đến lúc bắt nạt và dọa dẫm các nước láng giềng bởi phản ứng của Mỹ sẽ vô cùng hạn chế. Điều đó buộc chính quyền của ông Obama phải thay đổi các tính toán của mình để ngăn chặn trò chơi quyền lực đầy nguy hiểm của Trung Quốc”.

Theo tạp chí National Interest (Mỹ), để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là sai lầm. Tạp chí này viết: Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vào luật pháp quốc tế đã phản ánh một thực tế hiện nay là: Trung Quốc đang ngày càng phớt lờ luật pháp quốc tế để ép buộc các nước khác trong các tranh chấp lãnh thổ. Cậy vào sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng tăng, Trung Quốc đang cưỡng ép các nước khác phải chấp nhận những tuyên bố hết sức vô lý, những quy định do Trung Quốc đơn phương tự đặt ra. Trung Quốc có thể sẽ tiến hành từng bước một để dẫn đến thay đổi hiện trạng trong khu vực.

National Interest cũng nhận xét: Việc thiếu đoàn kết giữa các nước láng giềng của Trung Quốc đã giúp cho nước này có thêm thời gian thực hiện mưu đồ của mình. Bài báo dẫn lời Jerome Cohen, Giáo sư tại Trường Đại học Luật New York, cho rằng tất cả các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc cần phải đoàn kết lại. Ví dụ như lịch sử đối đầu vẫn tiếp tục cản trở và chia rẽ mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Còn các nước ASEAN “đang bị chia rẽ giữa các nước có và không có tranh chấp với Trung Quốc”.

“Dường như mọi lời chỉ trích hiện nay đều vô tác dụng đối với Trung Quốc khi họ chấp nhận mất mặt trên trường quốc tế” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông", Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định.
Ngày 5.6, tờ Les Echos của Pháp đã có bài bình luận với tiêu đề "Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến" trong đó cảnh báo rằng những hành động của Trung Quốc ẩn chứa rủi ro nghiêm trọng làm suy giảm uy tín của nước này.
Theo bài báo, các hành động gây hấn của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thời gian gầy đây đã cho thấy có sự thay đổi về vị thế ngoại giao của Trung Quốc.

Bài báo viết tiếp: Nếu cách đây 5 năm, Trung Quốc còn được xem là quốc gia hòa bình, thì hiện nước này đã trở thành nhân tố gây hấn tiềm tàng trong khu vực. Sự đảo chiều này trong thực tế hàm chứa nguy cơ là sự sụp đổ uy tín quốc gia. Nếu thật sự muốn phát triển “quyền lực mềm,” Trung Quốc cần có một thái độ khác, cũng như một học thuyết ngoại giao xứng tầm với vị thế cường quốc mà họ muốn thể hiện trên trường quốc tế.

Trong bản báo cáo hằng năm gửi Quốc hội Mỹ vừa được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hiện đại hóa và cải thiện năng lực quân sự của mình, đồng thời chuẩn bị cho các tình huống ở Biển Đông và Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với các nước láng giềng.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ dài 96 trang nói Trung Quốc đang rất chú tâm cho việc chuẩn bị những xung đột tiềm tàng có thể nổ ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Báo cáo được công bố vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có những lời lẽ mạnh mẽ một cách khác thường cáo buộc Bắc Kinh gây bất ổn trong khu vực khi theo đuổi những tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này.

Báo cáo viết: “Trung Quốc đang gây sự với hầu hết các nước láng giềng vì vấn đề lãnh hải và lãnh thổ. Trung Quốc đang đầu tư quân sự để tăng cường tầm với của quân đội nước này. Khi các lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng lên, chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này cũng ngày càng tập trung vào đầu tư cho một loạt nhiệm vụ ngoài bờ biển của Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc coi thời đại này như là một "giai đoạn cơ hội chiến lược" để thúc đẩy phát triển đất nước”.

Báo cáo cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở tất cả các khu vực trên thế giới đã dẫn đến xích mích với một số nước, trong đó có các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Báo cáo cũng đã cảnh báo Trung Quốc tiếp tục sử dụng hình thức chiến tranh mạng. Mạng đang trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc và là một chiến trường đang ngày càng trở nên căng thẳng đối với nhiều quốc gia.
Trung Quoc san sang lam moi viec bat chap luat phap
Theo Nguyễn Chiến ( Chinhphu.vn)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp