Gieo trung thực, gặt niềm tin. Gieo bất trung, gặt nghi kỵ”, Trung Quốc rơi vào tình cảnh này là điều dễ hiểu khi “những điều họ làm không đúng như những gì họ nói”.

Trung Quốc “gieo bất trung, gặt nghi kỵ”

03/06/2014, 16:14

Gieo trung thực, gặt niềm tin. Gieo bất trung, gặt nghi kỵ”, Trung Quốc rơi vào tình cảnh này là điều dễ hiểu khi “những điều họ làm không đúng như những gì họ nói”.

Hôm 1.6, Trưởng đoàn Trung Quốc, ông Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, khiến không ít các lãnh đạo và học giả uy tín tham gia Đối thoại Shangri-La ở Singapore bất ngờ khi ông ta to tiếng tuyên bố rằng phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “không thể chấp nhận được”.

“Hai ông Chuck Hagel và Shinzo Abe có những lời tuyên bố không thể chấp nhận được, là một hành động khiêu khích có phối hợp để thách thức Trung Quốc”, ông Vương Quán Trung nói.

Theo giới phân tích, dường như những phát biểu trên của Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc không nằm trong nội dung bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn. Điều này cho thấy cá nhân ông Vương nói riêng, giới quân đội và lãnh đạo Trung Quốc nói chung đang thực sự lúng túng trước những phản ứng nhất quán của cộng đồng quốc tế phản đối những hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực.

Trước đó, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 31.5, ông Hagel đã cáo buộc Trung Quốc đe dọa đến quá trình phát triển dài hạn của khu vực bằng cách thực hiện những hành động “gây bất ổn, đơn phương” trên Biển Đông.

“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên Biển Đông bằng nhiều hành động đơn phương gây bất ổn. Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào” – ông Hagel tuyên bố. Ông Hagel cũng tuyên bố Mỹ sẽ “không làm ngơ” khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế.

Còn trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm 30.5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã vạch ra tầm nhìn của mình trong việc đưa Nhật Bản đóng một vai trò tích cực hơn trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.

Ông Abe cũng đã tuyên bố “ủng hộ tối đa” các nước Đông Nam Á, trong đó có các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi “mọi quốc gia phải tôn trọng luật pháp” khi nói về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hôm 2.6, Chính phủ Nhật đã lên án việc Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La là “khiêu khích”.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: “Chúng tôi tin rằng quan chức Trung Quốc đưa ra tuyên bố dựa trên những điều sai trái. Ông ta đã bôi nhọ đất nước chúng tôi”. Ông Suga tiết lộ phái đoàn Nhật dự Đối thoại Shangri-La đã phản đối mạnh mẽ những phát biểu của Tướng Vương Quán Trung.

Quanh co “đường chín đoạn”

Tại phiên thảo luận chung thứ 4 diễn ra sáng 1.6, nhiều học giả đã chất vấn Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc về ý nghĩa của “đường chín đoạn” mà nước này vẽ ra trên Biển Đông. Họ không chấp nhận về tính pháp lý của đường này khi nó đi ngược lại với tinh thần Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc đã thông qua. “Đường chín đoạn” hay “Đường lưỡi bò” đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải của rất nhiều nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam.

"Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn của biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền trong lịch sử với nó. Cách nghĩ của ông Vương là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp”, Christian Le Mìere, thành viên cao cấp của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Mỹ.
Ông Vương cho biết, bản đồ phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Do đó, theo ông Vương, khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Những lập luận này của ông Vương đã vấp phải sự phản đối của các học giả và giới truyền thông thế giới. Ông Fredy Gsteiger - Phó Tổng biên tập Đài phát thanh SRF, Thụy Sỹ - cho rằng, đó là sự giải thích đáng lo ngại: "Người ta đã thiết lập Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là để tìm ra giải pháp cho những xung đột kiểu như thế này. Giờ thì Trung Quốc nói rằng họ không muốn chấp nhận giải quyết thông qua tòa án. Câu hỏi đặt ra là công ước này ra đời để làm gì? Đó là điều khó hiểu".

Còn Giáo sư Carl Thayer - Đại học New South Wales, Australia - nói rằng, Trung Quốc đơn phương giải thích luật quốc tế theo cách của họ: "Trung Quốc luôn nói là có luật lệ quốc tế khác. Tôi vẫn luôn hỏi Trung Quốc là luật khác đó là gì. Sau đó, họ vận dụng đến lịch sử, nhưng đó lại là lịch sử được nhào nặn".

Christian Le Mìere, thành viên cao cấp của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Mỹ chuyên về lực lượng hải quân và an ninh hàng hải, cho rằng lời biện minh của ông Vương đã sai hoàn toàn. "Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn của biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền trong lịch sử với nó. Cách nghĩ của ông Vương là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp”.

“Gieo trung thực, gặt niềm tin. Gieo bất trung, gặt nghi kỵ”, Trung Quốc rơi vào tình cảnh này là điều dễ hiểu khi “những điều họ làm không đúng như những gì họ nói”.
>> Úc ủng hộ Mỹ và Nhật, kết tội Trung Quốc
>> Nhật Bản hỗ trợ và sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với ASEAN

Thu An - Báo Điện tử Chính Phủ

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc “gieo bất trung, gặt nghi kỵ”