Tàu chở hàng sẽ giúp module lõi Thiên Hà của Trung Quốc sẵn sàng cho nhiệm vụ phi hành đoàn sắp tới.

Trung Quốc phóng tàu chở hàng Thiên Châu 4 lên trạm vũ trụ Thiên Cung

Long Hải | 10/05/2022, 14:15

Tàu chở hàng sẽ giúp module lõi Thiên Hà của Trung Quốc sẵn sàng cho nhiệm vụ phi hành đoàn sắp tới.

tau-tq.jpeg
Tàu vũ trụ Thiên Châu 4 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ở tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc

Trung Quốc đã khởi động một sứ mệnh vận chuyển hàng hóa mới tới module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung để chuẩn bị cho phi hành đoàn mới bay tới vào tháng 6.

Tên lửa Trường Chinh 7 mang theo tàu vũ trụ không người lái Thiên Châu 4 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ở tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc vào 0 giờ 56 ngày 10.5 (giờ Việt Nam). Dự kiến, tàu chở hàng sẽ ghép nối với Thiên Hà, module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung, khoảng 6,5 giờ sau khi phóng.

Tàu chở hàng Thiên Châu 4 dài 10,6 mét, đang chở hàng nghìn cân vật tư cho sứ mệnh sắp tới của thủy thủ đoàn Thần Châu 14, cùng với các thiết bị thí nghiệm khoa học và nhiên liệu phóng.

Ba phi hành gia của tàu Thần Châu 14 dự kiến sẽ đến Thiên Hà vào tháng 6 trên tên lửa Trường Chinh 2F từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi. Trung Quốc thường không tiết lộ lịch trình phóng chính xác trước các sứ mệnh bay trên vũ trụ.

Video quá trình phóng tàu chở hàng Thiên Châu 4

Module Thiên Hà được phóng vào tháng 4.2021 và đã tiếp nhận tàu chở hàng Thiên Châu 2, Thiên Châu 3 cùng với phi hành đoàn Thần Châu 12, Thần Châu 13 ghé thăm. Ba phi hành gia Thần Châu 13 đã trở về Trái đất hồi tháng 4 sau khi lập kỷ lục 6 tháng trong không gian.

Thiên Châu 4 là sứ mệnh thứ 6 trong số 11 sứ mệnh được lên kế hoạch để hoàn thành trạm vũ trụ của Trung Quốc. Module thứ hai và thứ ba của trạm, được đặt tên là Vấn Thiên và Mộng Thiên, sẽ khởi động để tham gia cùng Thiên Hà vào cuối năm trong nhiệm vụ Thần Châu 14 để hoàn thành module tổ hợp hình chữ T trên quỹ đạo.

Điều này khiến Thần Châu 14 trở thành một trong những sứ mệnh quan trọng nhất trong lịch sử bay vũ trụ của Trung Quốc. Phi hành đoàn Thần Châu 14 sẽ trải qua 6 tháng trên trạm và tham gia vào kế hoạch bàn giao phi hành đoàn đầu tiên của trạm vũ trụ Trung Quốc vào cuối năm nay.

Các phi hành đoàn Thần Châu 14 và Thần Châu 15 có thể sẽ ở cùng nhau trên module Thiên Hà trong thời gian ngắn cùng nhau trong thời gian ngắn, nhờ sự xuất hiện của 2 module mới. Tàu vũ trụ và tên lửa Thần Châu 14 đã sẵn sàng bay từ tháng 10 năm ngoái để đề phòng trường hợp khẩn cấp trên trạm vũ trụ.

ghep-noi.jpeg
Hình ảnh mô phỏng cho thấy tàu chở hàng Thiên Châu 4 ghép nối với module lõi Thiên Hà

Năm tới, Trung Quốc cũng có kế hoạch phóng một kính viễn vọng không gian tương tự như Hubble, có thể ghép nối với trạm vũ trụ để sửa chữa và bảo dưỡng.

Trạm Thiên Cung sẽ nặng bằng 20% so với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trung Quốc đang xem xét các kế hoạch lớn mới cho trạm vũ trụ, theo các quan chức phát biểu trong cuộc họp báo sau sứ mệnh Thần Châu 13 vào tháng trước.

Chúng bao gồm các sứ mệnh vận chuyển hàng hóa thương mại trong lĩnh vực không gian tư nhân mới của Trung Quốc, các module mới, các chuyến thăm của các phi hành gia nước ngoài và thậm chí là các chuyến bay du lịch vào cuối thập kỷ này.

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc phóng tàu chở hàng Thiên Châu 4 lên trạm vũ trụ Thiên Cung