Giới quan sát nhận định Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhân dịp hội kiến Thủ tướng Shinzo Abe để thuyết phục nước láng giềng thúc đẩy ở lại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trung Quốc muốn thuyết phục Nhật Bản không rời bỏ RCEP

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 23/12/2019, 07:32

Giới quan sát nhận định Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhân dịp hội kiến Thủ tướng Shinzo Abe để thuyết phục nước láng giềng thúc đẩy ở lại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tuần tới Thủ tướng Abe sẽ có chuyến công du Bắc Kinh thứ hai kể từ khi quan hệ song phương tan băng từ năm ngoái, một phần do Mỹ khai chiến thương mại với Trung Quốc.

Hồng Kông và Triều Tiên được cho là hai nội dung chính trong chương trình nghị sự, Thủ tướng Abe cũng có khả năng nêu vấn đề nhân quyền sau khi giới chức Bắc Kinh bắt giữ một giáo sư đại học Hokkaido vào tháng 9 với cáo buộc làm gián điệp (đã cho tại ngoại). Trong khi đó Chủ tịch Tập lại có thể tận dụng cơ hội kêu gọi Nhật đừng rời bỏ RCEP -hiệp định bao gồm 16 nền kinh tế trong khối thương mại chiếm đến 1/3 GDP toàn cầu.

Bắt đầu từ năm 2012, đàm phán RCEP bắt đầu tăng tốc từ năm ngoái dưới sự thúc đẩy của Trung Quốc cùng Nhật Bản.

Theo học giả Thái Lượng thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải: “Quan hệ Trung - Nhật không chỉ là chuyện giữa hai quốc gia mà còn đóng vai trò lớn ở cấp độ khu vực. RCEP chắc chắn là lĩnh vực quan trọng mà họ cần hợp tác, đặc biệt vì lĩnh vực an ninh rất khó đạt tiến bộ”.

Nhưng mọi chuyện chẳng hề dễ dàng. Thứ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Hideki Makihara tháng trước cảnh báo chính quyền Tokyo sẽ không cân nhắc ký kết RCEP nếu vắng mặt Ấn Độ.

Đầu tháng 11, Ấn Độ tuyên bố rút khỏi RCEP với lý do hiệp định tổn hại lợi ích kinh tế nước này nếu hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa.

Ấn cùng Nhật là hai thành viên quan trọng của Đối thoại An ninh bốn bên (hai quốc gia còn lại là Mỹ, Úc) -cơ chế lập ra nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng.

Trung Quốc muốn xúc tiến RCEP vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm lại vì cuộc chiến thương mại. Nỗ lực của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu RCEP không có Ấn Độ, Nhật Bản.

15 thành viên còn lại trong hiệp định vừa kết thúc đàm phán, quá trình ký kết dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2020 trong khi cố gắng giải quyết những lo ngại Ấn Độ đưa ra.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn thuyết phục Nhật Bản không rời bỏ RCEP