Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang dẫn đầu những cuộc thăm dò ý kiến trước thềm cuộc bầu cử năm sau, nhờ hàng loạt động thái đe dọa từ Trung Quốc và tình hình bất ổn tại Hồng Kông.

Sự cứng rắn của Trung Quốc giúp nhà nữ lãnh đạo Đài Loan chiếm lợi thế

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 22/12/2019, 10:40

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang dẫn đầu những cuộc thăm dò ý kiến trước thềm cuộc bầu cử năm sau, nhờ hàng loạt động thái đe dọa từ Trung Quốc và tình hình bất ổn tại Hồng Kông.

Đối thủ của bà Thái là chính trị gia Hàn Quốc Du thuộc Quốc dân đảng (KMT) – người giành được chức thị trưởng Cao Hùng vào năm ngoái nhưng đang vất vả khi vận động tranh cử hiện tại.

Người dân Đài Loan chuẩn bị đi bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo mới vào ngày 11.1.2020. Quan hệ hai bờ là vấn đề chi phối tâm lý cử tri, chính quyền Bắc Kinh ba năm nay thi hành chính sách cứng rắn với hòn đảo tự trị.

Theo nhà phân tích Vương Nghệ Lập thuộc đại học Quốc lập Đài Loan thì tâm lý chống Trung đã trở thành yếu tố mang tính quyết định thứ hạng ứng viên. Ông đánh giá khẩu hiệu “Kháng cự Trung Quốc, bảo vệ Đài Loan” của bà Thái gây tiếng vang lớn.

“Hàn Quốc Du được gắn mác thân Trung, còn phía Thái Anh Văn kêu gọi cử trị rằng Hồng Kông hôm nay có thể là Đài Loan ngày mai”, nhà phân tích Vương phân tích.

Hồng Kông chìm trong biểu tình (có cả bạo lực) suốt 7 tháng qua, công chúng Đài Loan theo sát mọi diễn biến tại đặc khu này.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng đề xuất áp dụng chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” cho hòn đảo tự trị. Nhưng đề xuất đó càng mất đi sức hút khi chính quyền Bắc Kinh quyết không thỏa hiệp với lực lượng biểu tình ở Hồng Kông.

Gió đảo chiều

Nữ lãnh đạo Thái lập tức nắm bắt cơ hội. Bà phát biểu nhân một sự kiện vận động tháng 12: “Cả thế giới đang theo dõi xem sau Hồng Kông, người dân Đài Loan sẽ lựa chọn thế nào?”.

Hầu hết những cuộc thăm dò cho kết quả nữ lãnh đạo hiện dẫn trước đáng kể -chiếm khoảng 35 - 50% so với 15 - 30% của ông Hàn.

Tình hình một năm trước rất tệ: đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử địa phương và tỷ lệ ủng hộ bà Thái giảm mạnh, còn ông Hàn ngoạn mục đoạt chiếc ghế thị trưởng Cao Hùng.

Vậy mà chưa đầy 12 tháng sau “gió lại đảo chiều”. Tỷ lệ ủng hộ bắt đầu tăng trở lại từ tháng 1-thời điểm Chủ tịch Tập cảnh báo thống nhất là chuyện không tránh khỏi, đồng thời để ngỏ khả năng thống nhất bằng vũ lực.

Tuyên bố do Chủ tịch Tập đưa ra là một trong nhiều phát ngôn lẫn hành động đe dọa của Trung Quốc kể từ lúc bà Thái lên cầm quyền, bên cạnh sức ép quân sự - ngoại giao, cắt đứt kênh liên lạc chính thức hòng gây sức ép. Cách tiếp cận cứng rắn đã phản tác dụng.

Lúc bà Thái khôi phục uy tín thì chính trị gia Hàn lại không thể bác bỏ cáo buộc từ phía DPP về việc quá thân thiện với Trung Quốc, mặc dù ông lên tiếng ủng hộ biểu tình tại Hồng Kông và từ chối ý tưởng áp dụng “Một quốc gia, hai chế độ”.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự cứng rắn của Trung Quốc giúp nhà nữ lãnh đạo Đài Loan chiếm lợi thế