Trong báo cáo công bố gần đây, Ủy ban Đối ngoại thuộc Quốc hội Anh cảnh báo Trung Quốc đang cố giành quyền kiểm soát các tổ chức quốc tế quan trọng về mặt chiến lược để “vũ trang” cho mình.

Trung Quốc muốn kiểm soát các tổ chức quốc tế

Cẩm Bình | 18/06/2021, 09:20

Trong báo cáo công bố gần đây, Ủy ban Đối ngoại thuộc Quốc hội Anh cảnh báo Trung Quốc đang cố giành quyền kiểm soát các tổ chức quốc tế quan trọng về mặt chiến lược để “vũ trang” cho mình.

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh cáo buộc Trung Quốc bắt nạt nhiều quốc gia hòng buộc họ ủng hộ lập trường, hoặc đề cử ứng viên cho vị trí cấp cao trong các tổ chức quốc tế do Trung Quốc đưa ra; sử dụng một số biện pháp, trong đó có đòn bẩy tài chính nhằm chuyển hướng chính sách khỏi lĩnh vực hợp tác ban đầu của tổ chức quốc tế, xét lại hàng loạt nguyên tắc từng được thống nhất trên toàn cầu.

Bản báo cáo đề cập đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC), Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Tòa án Hình sự quốc tế.

“Cách Trung Quốc sử dụng ngoại giao hung hăng - chúng ta xem là bắt nạt - có thể được nhìn thấy ở OHCHR, UNHRC cũng như WHO”, theo báo cáo. Ủy ban Đối ngoại chỉ ra rằng 6 tổ chức dựa vào đóng góp từ quốc gia thay vì nguồn tài chính tự thân nên đã tạo điều kiện cho Trung Quốc gây ảnh hưởng chính trị.

Quyết định cắt giảm đóng góp hoặc rút khỏi các tổ chức quốc tế của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đem lại cơ hội cho Trung Quốc. Mặc dù đương kim Tổng thống Biden cố gắng đảo ngược tình thế nhưng sẽ phải mất thời gian dài để lấy lại ảnh hưởng đã mất, báo cáo viết.

Trước tình hình hiện tại, Ủy ban kêu gọi chính phủ Anh tăng cường nỗ lực chống lại sức ảnh hưởng của “những kẻ tìm cách thao túng và phá hoại các tổ chức đa phương”. Công khai lên tiếng chỉ trích quốc gia lợi dụng và phá hoại hệ thống quốc tế là một trong số biện pháp phải thực hiện.

Ủy ban Đối ngoại thuộc Quốc hội Anh công bố báo cáo trên trong bối cảnh chính quyền London sau khi rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang rất nỗ lực tái khẳng định vị thế quốc tế của mình. Lâu nay đảo quốc sương mù được xem là quốc gia có ảnh hưởng lớn, nhưng vài năm nay ảnh hưởng bị phai mờ mặc dù đóng góp cho các tổ chức quốc tế không ít.

Hiện nay Anh không ngần ngại đối đầu Trung Quốc ở nhiều vấn đề nhạy cảm. Anh năm ngoái sửa đổi chính sách nhằm trao cơ hội cho người Hồng Kông sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) định cư ở nước này - động thái phản ứng lại việc Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia với đặc khu.

Anh cũng nằm trong số nước chỉ trích và trừng phạt Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Trong vấn đề Biển Đông, đảo quốc sương mù không ngần ngại triển khai tàu chiến thực hiện nhiệm vụ thể hiện quyền tự do hàng hải tại vùng biển này.

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn kiểm soát các tổ chức quốc tế