Kế hoạch tặng vắc xin COVID-19 cho các nước Đông Nam Á (bắt đầu từ Việt Nam) và Đài Loan thể hiện rõ quyết tâm đối trọng lại Trung Quốc của Nhật Bản.

Lý do Nhật trực tiếp tặng các nước vắc xin mà không thông qua kênh của WHO

Cẩm Bình | 17/06/2021, 07:48

Kế hoạch tặng vắc xin COVID-19 cho các nước Đông Nam Á (bắt đầu từ Việt Nam) và Đài Loan thể hiện rõ quyết tâm đối trọng lại Trung Quốc của Nhật Bản.

Sau 1 triệu liều vắc xin của AstraZeneca tặng Việt Nam, Nhật trong tháng tới sẽ viện trợ cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan (số lượng không rõ). Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi cho biết sở dĩ họ không chọn cách chuyển vắc xin cho sáng kiến phân phối COVAX là vì thủ tục phê duyệt khá tốn thời gian.

Nhật đặt mua 120 triệu liều vắc xin của AstraZeneca – 90 triệu liều trong số đó sản xuất tại chỗ với nguyên liệu nhập từ Mỹ. Giới chức y tế đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin của AstraZeneca vào tháng trước, nhưng hiện chưa phân phối rộng rãi trong nước do còn lo ngại về tác dụng phụ đông máu hiếm gặp.

Trước Đông Nam Á, Nhật có tặng Đài Loan 1,24 triệu liều vắc xin của AstraZeneca. Trung Quốc lập tức liên tiếng phản đối hình thức viện trợ như vậy.

japan.jpg
Sắp tới Nhật sẽ tặng vắc xin COVID-19 cho hàng loạt quốc gia Đông Nam Á - Ảnh: SCMP

Giáo sư Hiromi Murakami thuộc đại học Temple (Nhật) chỉ ra 2 động lực thúc đẩy Nhật tặng vắc xin cho Đông Nam Á: giúp đỡ bạn bè và cạnh tranh địa chính trị.

“Nếu thông qua COVAX, Nhật không thể quyết định vắc xin sẽ đến nơi nào. Đây là vấn đề gặp phải ở trường hợp Đài Loan – hòn đảo tự trị không nằm trong danh sách ưu tiên của COVAX. Viện trợ trực tiếp giúp việc Nhật giúp đỡ Đài Loan được biết đến rộng rãi hơn, người dân Đài Loan có thể bày tỏ lòng biết ơn với sự hào phóng của Nhật”, theo giáo sư Murakami.

Giáo sư Stephen Nagy thuộc đại học Cơ đốc giáo quốc tế (Nhật) nhận xét kế hoạch tặng vắc xin là hành động đầy lòng vị tha chứ không phải chỉ như “trò chơi cạnh tranh quyền lực”. Tuy nhiên ông khẳng định Tokyo chắc chắn có cân nhắc yếu tố địa chính trị cũng như tác động mà kế hoạch tặng vắc xin đem lại cho kinh tế.

“Nhật Bản, Mỹ cùng một số quốc gia khác thấy rõ Trung Quốc có thể tăng cường ảnh hưởng bằng cách cung cấp vắc xin Sinovac tự sản xuất cho nhiều nước. Điều này đe dọa đến khả năng duy trì ưu thế kinh tế chiến lược trước Trung Quốc của Nhật. Các nước Đông Nam Á không muốn bị chèn ép giữa Trung Quốc và Mỹ, và mặc dù Sinovac giúp họ mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn, nhưng phía Nhật không xem đây là hành động vị tha từ phía Bắc Kinh. Tokyo cũng muốn thể hiện rằng họ đang hỗ trợ về y tế cho các nước”, giáo sư Nagy phân tích.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do Nhật trực tiếp tặng các nước vắc xin mà không thông qua kênh của WHO