Tổng thống Mỹ, mới đây vừa tham dự các hội nghị thượng đỉnh G7, NATO và EU, sẽ gặp Tổng thống Nga tại Thụy Sĩ để hội thoại trực tiếp. Bất chấp những căng thẳng, Mỹ và Nga nói rằng họ muốn quan hệ song phương "ổn định" hơn.

Tổng thống Biden không muốn có xung đột với Nga, nhưng cũng không muốn làm lành

Hoàng Phương | 17/06/2021, 06:33

Tổng thống Mỹ, mới đây vừa tham dự các hội nghị thượng đỉnh G7, NATO và EU, sẽ gặp Tổng thống Nga tại Thụy Sĩ để hội thoại trực tiếp. Bất chấp những căng thẳng, Mỹ và Nga nói rằng họ muốn quan hệ song phương "ổn định" hơn.

57912063_403.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden có sự thành công đối với bạn bè kể từ khi đến châu Âu nhưng ông sẽ ra sao khi đàm thoại với đối thủ Nga Vladimir Putin?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hạ cánh xuống Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 15.6 trước cuộc hội thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Biden trước đó đã trải qua một loạt các cuộc họp căng thẳng với các đồng minh quốc tế từ G7, NATO và EU.

Ông Biden đã tìm cách hàn gắn với các đồng minh bị người tiền nhiệm Donald Trump xa lánh, trấn an rằng Mỹ thực sự là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy. Đây là một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm trao đổi với các đồng minh về mối quan ngại đối với Nga trước cuộc gặp của ông Biden với ông Putin vào ngày 16.6.

Biden tham vấn các đồng minh về Nga

Tiến vào hội nghị thượng đỉnh, Biden đã chỉ ra sự hậu thuẫn của các đối tác phương Tây của mình. Trong số các vấn đề, Mỹ và EU đã đồng ý thiết lập "đối thoại cấp cao" về Nga như một phần của "quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương được làm mới'' giữa Mỹ và khối 27 thành viên.

Tại NATO ở Brussels ngày 14.6, các chuyên gia cảnh báo rằng việc Nga tăng cường triển khai quân đội ở rìa Đông Âu đang "ngày càng đe dọa nền an ninh của khu vực EURO-Đại Tây Dương và góp phần gây ra sự bất ổn dọc theo biên giới NATO và hơn thế nữa".

Ông Biden nói: "Tôi không muốn có xung đột với Nga, nhưng ... chúng tôi sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục các hành động gây hại của họ".


Thiết lập 'lằn ranh đỏ' để giữ mối quan hệ giữa hai nước trong giới hạn
Giới chính trị có sự kỳ vọng thấp trong cuộc hội thoại giữa hai nhà lãnh đạo, lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1. Cả hai bên đều cho biết mục đích của họ là thiết lập các mối quan hệ song phương ổn định hơn khi hiện tại nó đang vô cùng trắc trở.

Khi được hỏi liệu ông ấy đã sẵn sàng cho cuộc gặp với Putin chưa, một quý ông Biden lạc quan nói với một nụ cười: "Tôi luôn luôn sẵn sàng". Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Biden nói với các phóng viên trên máy bay Không lực Một với điều kiện giấu tên rằng nhóm của ông "không mong đợi kết quả khả quan".

"Sẽ không có chuyện hai bên cười nói làm lành", quan chức này nói.

Tuy nhiên, quan chức này nói thêm rằng Mỹ hy vọng sẽ thiết lập được "các lằn ranh đỏ" để ngăn mối quan hệ xích mích giữa Mỹ và Nga ngày càng xấu đi.


Chúng ta biết gì về hội nghị thượng đỉnh này?

57912102_403.jpg
Mật ngọt chết ruồi, Reagan và Gorbachev có thể đã mỉm cười trước ống kính nhưng hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ ở Geneva đầy sự cạnh tranh.

Ông Biden và ông Putin dự kiến ​​sẽ gặp nhau trong vài giờ vào ngày 16.6 tại La Grange, một khu biệt thự sang trọng ở Geneva - khung cảnh này làm gợi nhớ đến hội nghị thượng đỉnh thời Chiến tranh Lạnh năm 1985 giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev tại biệt thự Fleur d'Eau.

Tuy nhiên, lần này, sự căng thẳng không hoàn toàn đến từ các kho vũ khí hạt nhân chiến lược hay sự đấu tranh của các hệ tư tưởng khác nhau.

Thay vào đó, chính quyền Biden coi nước Nga ngày nay là một quốc gia ngày càng độc tài, bất hảo.

Các quan chức của cả hai bên nói rằng ông Biden và ông Putin ban đầu sẽ gặp nhau một mình, chỉ có người phiên dịch và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có mặt.

Sau đó, các cuộc họp sẽ chuyển sang hình thức mở rộng, với năm quan chức tháp tùng mỗi tổng thống. Các cuộc nói chuyện dự kiến ​​bắt đầu vào khoảng 1 giờ chiều (18:00 theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới 5 tiếng.

Không giống như hội nghị thượng đỉnh Helsinki 2018 giữa ông Putin và Donald Trump, sẽ không có cuộc họp báo chung.


Đâu là điểm nhức nhối trong quan hệ Nga-Mỹ?
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NBC của Mỹ trước thềm cuộc họp, ông Putin đã phủ nhận những cáo buộc của Mỹ về việc chứa chấp tội phạm mạng, dàn dựng sự can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ và đầu độc cũng như bỏ tù những kẻ thù chính trị của ông - chẳng hạn như Alexei Navalny.

Các nhà quan sát cho rằng cả hai vị tổng thống đều có tinh thần thực dụng khi giải quyết những khác biệt của họ.

Tòa soạn DW đã nói chuyện với Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC) do Điện Kremlin thành lập, và David O'Sullivan, cựu đại sứ EU tại Mỹ, để đánh giá về những gì ông Putin và Biden có thể sẽ bàn bạc trong cuộc họp.

Nói về Putin, Andrey Kortunov cho biết: "Tôi nghĩ rằng ông ấy cũng muốn có sự ổn định và dễ đoán. Ông ấy hiểu rằng quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ tiếp tục là đối thủ, ít nhất là trong tương lai gần. Nhưng đồng thời, có một số lĩnh vực có tiềm năng hợp tác có thể được theo đuổi sâu hơn nữa. Và cuộc đối đầu này cũng có thể và nên được quản lý, để giảm chi phí và cắt giảm rủi ro".

David O'Sullivan nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Biden là một chính trị gia rất khôn ngoan. Ông ấy biết khá rõ về người Nga. Tôi nghĩ ông ấy sẽ rất có sức lôi cuốn. Ông ấy sẽ rất cởi mở nhưng kiên quyết về những điểm quan trọng. Nhưng ông ấy sẽ mở rộng vòng tay với Putin và nói rằng, nghe này, chúng ta không cần phải đồng ý về tất cả mọi thứ. Hãy tìm cách để hai nước cùng tồn tại mà không gây ra những căng thẳng quá mức cho nhau".

Các vấn đề chính trong chương trình nghị sự là gì?

Danh sách các cuộc khủng hoảng mà ông Biden và Putin phải giải quyết rất dài - từ tấn công mạng, vấn đề nhân quyền, tù nhân, Ukraine, Belarus và Syria, đến kiểm soát hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt về quan điểm và những lằn ranh đỏ riêng biệt, cũng có những lĩnh vực cả hai bên đều có chung ý tưởng.

Một điểm khởi đầu có thể xảy ra là sự trở lại của các cơ quan đại diện ngoại giao song phương giữa Moscow và Washington, nơi các văn phòng đã bị bỏ hoang kể từ khi Nga triệu hồi Đại sứ tại Mỹ Anatoly Antonov vào tháng 3 sau khi ông Biden gọi Putin là "kẻ giết người" trên truyền hình quốc gia, và Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan trở lại Washington để "tham vấn" vào tháng Tư.

Chris Kupchan, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nói với DW rằng cuộc họp sẽ là một cách nói "Này, chúng ta đã nhìn vào bờ vực, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đang trên đà trượt dốc, hãy xem liệu chúng ta có thể cải thiện nó được không".

Kupchan nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo không đến đây để tìm kiếm tình bạn như Trump và Putin, nhưng ông Biden có thể đầu tư vào một mối quan hệ "làm ăn" với Putin.

"Ông Biden lo lắng về Trung Quốc nhiều hơn lo lắng về Nga. Và tôi đoán rằng ông Putin cũng đang âm thầm khó chịu với Trung Quốc. Vì vậy, một phần của cuộc trò chuyện này có thể là về việc cố gắng cải thiện mối quan hệ của phương Tây với Nga như một cách để kìm hãm Trung Quốc và tạo cho Moscow một phút nghỉ ngơi trong mối quan hệ với Bắc Kinh", Kupchan nói.









Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Biden không muốn có xung đột với Nga, nhưng cũng không muốn làm lành