Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ trì đang rơi vào bế tắc, thì Hội nghị thượng đỉnh APEC lại có xu hướng trở thành bàn đạp cho việc thông qua một khuôn khổ tự do hóa thương mại của 21 nước thành viên mà Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn.

Trung Quốc muốn dùng APEC để đối trọng với TPP

Nhàn Đàm | 07/10/2016, 14:34

Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ trì đang rơi vào bế tắc, thì Hội nghị thượng đỉnh APEC lại có xu hướng trở thành bàn đạp cho việc thông qua một khuôn khổ tự do hóa thương mại của 21 nước thành viên mà Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn.

Một sự kiện quan trọng đối với kinh tế-thương mại toàn cầu sẽ diễn ra trong tháng 11 tới là Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Lima của Peru.

Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ trì đang rơi vào bế tắc do làn sóng phản đối thương mại tự do ở nước này, thì Hội nghị thượng đỉnh APEC đang có xu hướng trở thành bàn đạp cho việc thông qua một khuôn khổ tự do hóa thương mại của 21 nước thành viên mà Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn. Nếu một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên APEC được thông qua trước TPP, đó sẽ được xem là một thắng lợi của Trung Quốc trước Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, chính phủ Trung Quốc không giấu diếm việc nỗ lực thúc đẩy và vận động để thông qua một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa 21 nước thành viên APEC, với tên gọi Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), tại hội nghị thượng đỉnh ở Peru vào tháng tới.

Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị hiện đang tiến hành chuyến thăm Peru như một sự chuẩn bị cho việc vận động các nước thành viên tại hội nghị lần này, khi tuyên bố rằng một nghiên cứu khả thi về FTAAP đã được hoàn thành và Trung Quốc sẽ chính thức trình bàyvào tháng tới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo: “Trung Quốc hy vọng quá trình đàm phán cho FTAAP có thể được bắt đầu ngay trong thời gian sắp tới”.

Trên thực tế, người Trung Quốc đã có sự chuẩn bị từ khá lâu cho việc vận động đàm phán về một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên APEC, khi hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh cách đây 2 năm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng kêu gọi các nước tăng tốc đàm phán về FTAAP.

Cũng tại hội nghị đó, các nhà lãnh đạo APEC đã phê chuẩn việc hướng tới thành lập FTAAP sơ bộ, và được ông Tập tuyên bố là “một bước đi lịch sử”. Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh hy vọng hội nghị thượng đỉnh tại Peru sẽ chính thức tiến hành quá trình đàm phán cho FTAAP mà nước này chờ đợi từ lâu.

Lý do khiến Trung Quốc sốt sắng trong việc thúc đẩy và thuyết phục các nước thành viên APEC tiến tới quá trình đàm phán FTAAP được cho là vì TPP. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài và chỉ chờ các nước thành viên thông qua là có thể đi vào hoạt động, và điều quan trọng nhất ở đây là Trung Quốc lại không có mặt trong TPP.

Đó là lý do Trung Quốc muốn thúc đẩy việc hình thành một thỏa thuận thương mại mới có quy mô lớn hơn, trong đó có sự hiện diện của nước này, và FTAAP là một lựa chọn phù hợp. APEC có tới 21 nước thành viên, nhiều hơn hẳn so với 12 nướccủa TPP.

Hầu hết các nước thành viên TPP đều là thành viên của APEC, chưa kể một số nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc cũng là thành viên của APEC. Một thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước APEC sẽ có quy mô lớn hơn TPP rất nhiều, và Trung Quốc với vị thế là nền kinh tế số hai thế giới hoàn toàn có khả năng đạt được một vị trí có thể đặt ra luật chơi.

Ngoài FTAAP, chính phủ Trung Quốc cũng đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại quy mô lớn khác mà không có sự hiện diện của Mỹ, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 nền kinh tế lớn khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Chưa kể, RCEP cũng chỉ là bước khởi đầu cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA) với mức độ trao đổi thương mại lớn hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh TPP đang bị trì hoãn việc thông qua tại một số nước thành viên mà điển hình là Mỹ, thì việc Trung Quốc chủ động thúc đẩy việc thành lập các hiệp định thương mại có quy mô thậm chí còn lớn hơn có thể sẽ trở thành lực đẩy buộc các nhà lãnh đạo Mỹ xem xét lại vấn đề.

Sẽ không có lợi nếu Mỹ để Trung Quốc đoạt lấy vai trò thiết lập luật chơi cho thương mại giữa hai bờ Thái Bình Dương mà Mỹ đang cố gắng giành lấy thông qua TPP. Kể cả FTAAP được bắt đầu đàm phán chính thức sau hội nghị thượng đỉnh tại Peru lần này, thì cũng sẽ cần một thời gian khá dài trước khi thỏa thuận này trở thành hiện thực, và Mỹ vẫn nắm lợi thế với TPP, chỉ cần thông qua nó.

Nhàn Đàm (theo Reuters)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn dùng APEC để đối trọng với TPP