Tình trạng gian lận thuế bằng hình thức chuyển giá nội bộ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngân sách nhà nước bị hụt thu đáng kể mỗi năm.

Mạnh tay với mưu đồ chuyển giá khi 'túi tiền' quốc gia thất thoát ngày một nhiều

tuyetnhung | 06/10/2016, 09:00

Tình trạng gian lận thuế bằng hình thức chuyển giá nội bộ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngân sách nhà nước bị hụt thu đáng kể mỗi năm.

Ngân sách thâm hụt

Báo cáo của Tổng cục Thuế chỉ ratrong tháng 9.2016, số thu do cơ quan thuế quản lý đạt 53.500 tỉ đồng, bằng 6,6% dự toán. Tính đến hết quý 3/2016, tổng thu ngân sách được 597.962 tỉ đồng. Trong đó số thu nội địa đạt 568.130 tỉ đồng, bằng 75,2% so với dự toán.

Theo nhận định của ngành tài chính, tiến độ thực hiện dự toán thu nội địa 9 tháng đầu năm 2016 đạt thấp so với kết quả thực hiện của các năm gần đây (năm 2015 đạt 76,2% dự toán pháp lệnh; năm 2014 đạt 76,6%).

Đánh giá về nguyên nhân gây nên thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng do tình hình kinh tế vẫn nhiều khó khăn, thách thức như tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chững lại, hiệu quả đầu tư chưa cao, năng suất lao động tăng chậm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩutăng trưởng thấp...

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng nghỉ kinh doanh còn lớn. Thiên tai như rét đậm, rét hại ở miền núi phía bắc, hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL;ô nhiễm môi trường tại các tỉnh Bắc Trung Bộ… đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguồn thu ở một số địa phương.

Tuy nhiên, không thể không nhận thấymột trong những nguyên nhân hàng đầu của thực trạng này phải kể đến những thủ đoạn của nhiều doanh nghiệp trong việc cố tìm mọi cách để trốn thuế. Điển hình là chiêu trò chuyển giá trốn thuế của những doanh nghiệp tầm cỡ "ông lớn” có vốn đầu tư nước ngoài.

Mưu đồ chuyển giá

Là một đại gia trong thị trường đồ uống, có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và thường xuyên có xu hướng mở rộng thị phần, song Công tyCoca-Cola liên tục báo lỗ.

Cụ thể, trong 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũykế tính đến 30.9.2011 của công ty lên tới 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Vì lỗ liên tục nên doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30% mỗi năm. Đáng chú ý là dù lỗ lớn nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.

Hay rõ nét nhất gần đây là câu chuyện liên quan đến siêu thị Metro Việt Nam đang được nghi ngờ chuyển giá thời gian qua. Metro được thành lập từ năm 2001. Cho đến nay, doanh nghiệp này đã phát triển 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng báo lỗ liên tục dù doanh thu tăng liên tục hằng năm. Cụ thể, năm 2007 lỗ 157 tỉ đồng, trong khi doanh thu đạt 6.607 tỉ đồng; năm 2008lỗ hơn 190 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.175 tỉ đồng; năm 2009lỗ 160 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.728 tỉ đồng.

Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng nằm trong diện nghi vấn như: Adidas Group, siêu thị Big C, Công ty PepsiCo Việt Nam, Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam....

Tổ chức ActionAid tại Việt Namnhận định rằnghầu hết các công ty đa quốc gia đều có những kịch bản lách thuế, chuyển giá tương đối giống nhau. Cụ thể, các công ty này mở chi nhánh tại một nước có mức thuế thấp để hưởng các ưu đãi về thuế, rồi tiến hành các chiêu chuyển giá, chuyển lợi nhuận sang công ty mẹ bằng cách nhập máy móc, dây chuyền, nguyên liệu, nộp phí nhượng quyền... với giá cao ngất ngưởng.

Hành vi này đã khiến các nước đang phát triển thất thoát hàng tỉ USD tiền thuế mỗi năm. Việt Nam cũng là một trong những nạn nhân của hành vi này. Cho dù chưa có những kết quả nghiên cứu điều tra cụ thể được công bố trên toàn quốc, song điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra tình trạng chuyển giá, trốn thuế là một trong những nguyên nhân gây thất thoát rất lớn cho nguồn ngân sách nhà nướccủa Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều cơ sở để đặt ra nghi vấn các doanh nghiệp chuyển giá. Ví dụ các doanh nghiệp thường báo lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể... Trong đó, dấu hiệu liên tục báo lỗ nhưng vẫn tăng quy mô sản xuất được cho là xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp FDI.

Trọng trách nặng nề của Bộ Tài chính

Với nhiệm vụ quản lý "túi tiền" quốc gia thì việc tìm ra các giải pháp để chống chuyển giá nhằm ngăn chặn thực trạng thất thu ngân sách luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của Bộ Tài chính.Vừa qua,Bộ Tài chínhlần đầu tiên đề xuất một văn bản mang tầm nghị định để quản lý giá chuyển nhượng của các giao dịch liên kết nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, đó làdự thảo Nghị định quy định các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnhbao gồm các giao dịch phát sinh trong các mối quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các giao dịch nàybao gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ (gồm dịch vụ nội bộ tập đoàn; dịch vụ tài chính như vay, cho vay, vay giáp lưng và các công cụ tài chính khác) và tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình) hoặc sử dụng chung nguồn lực (hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; hợp lực tập đoàn) phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa người nộp thuế tại Việt Nam với các bên liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá tại Luật Giá.

Khi giao dịch thuộc phạm vi áp dụng nghị định này, cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giao dịch liên kết của người nộp thuế trên cơ sở nguyên tắc so sánh với các "giao dịch độc lập" tương đồng và nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” để không công nhận các giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách.

Ngoài Bộ Tài chính, trách nhiệm các bộngành cũng được chỉ rõ trong dự thảo nghị định. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thông tin về các giao dịch tiền tệ của doanh nghiệp có quan hệ liên kết với các đối tác nước ngoài trong trường hợp cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Phía Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu cung cấp số liệu về các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nước ngoài là các công ty có giao dịch liên kết và các đơn vị có liên quan theo đề nghị của cơ quan thuế. Những số liệu này bao gồm dữ liệu về giá trị khoản vay, hạn mức khoản vay, lãi suất, thời hạn trả lãi, trả gốc, thực tế giải ngân, lãi vay đã trả và các thông tin liên quan khác.

Một số cơ quan khác cũng được dự thảo nhắc tên như Bộ Khoa học -Công nghệ có trách nhiệm xây dựng quy định về chuyển giao công nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng.

Như vậy, dự thảo Nghị định lần này mà Bộ Tài chính đưa ra được xem như thắt chặt thêm về việc quản lý các chuyển nhượng, các giao dịch liên kết, nhằm chống chuyển giá, phá giá, gây thất thu ngân sách nhà nướctrong các giao dịch.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạnh tay với mưu đồ chuyển giá khi 'túi tiền' quốc gia thất thoát ngày một nhiều