Tại buổi tọa đàm về chủ đề “Bình Định kích hoạt du lịch xanh” vào sáng 13.11, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp kích cầu du lịch.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch đề xuất 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp kích cầu du lịch

P.V | 13/11/2021, 12:22

Tại buổi tọa đàm về chủ đề “Bình Định kích hoạt du lịch xanh” vào sáng 13.11, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp kích cầu du lịch.

Trong bối cảnh cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, ngành Du lịch đang tích cực tái khởi động du lịch nội địa và triển khai đón khách du lịch quốc tế tới một số địa phương, tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch đón khách quốc tế trở lại.

Theo đó, Tổng cục Du lịch đánh giá cao sự tích cực hưởng ứng, chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch kích hoạt du lịch của Sở Du lịch, UBND tỉnh Bình Định với chủ đề phù hợp với bối cảnh và yêu cầu "Điểm đến an toàn, trải nghiệm hấp dẫn".

Từ tháng 9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch định hướng các địa phương triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi du lịch trong những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022, tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch, Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch, Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch, Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch và Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch.

Tháng 10.2021, Tổng cục Du lịch đã tổ chức họp trực tuyến với 25 địa phương trọng điểm về du lịch bàn về tái khởi động hoạt động du lịch; họp trực tuyến với Bộ Ngoại giao và các đại sứ, lãnh đạo của 15 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm để phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch tới khách quốc tế trọng điểm; làm việc với các hãng hàng không, lữ hành hàng đầu Việt Nam nhằm bàn giải pháp kết nối, khai thác thị trường, chuẩn bị từng bước mở cửa thị trường khách quốc tế. Định hướng chung cho giai đoạn phục hồi 2021 và 2022, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục chú trọng khai thác thị trường du lịch nội địa; đặt yếu tố du lịch an toàn lên hàng đầu, đồng thời mang lại trải nghiệm thật sự ấn tượng, khó quên.

"Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị thật tốt để mở cửa du lịch quốc tế theo lộ trình, tiến tới phục hồi hoàn toàn trong bối cảnh bình thường mới. Chúng tôi cũng ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Bình Định đã chính thức đề xuất để được cùng một số địa phương tiên phong đón khách quốc tế trong giai đoạn thí điểm", ông Khánh nói.

Cũng theo ông, để mục tiêu tái khởi động du lịch được thực hiện thành công, đòi hỏi toàn ngành Du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch hành động cụ thể từ Trung ương tới địa phương, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các hiệp hội, doanh nghiệp.

binhdinh.jpg
Bình Định là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển du lịch xanh - Ảnh: Internet

Đại diện Tổng cục du lịch đưa một số ý kiến đề nghị với tỉnh Bình Định như sau:

- Triển khai thật tốt Nghị quyết về việc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tăng cường liên minh liên kết, phối hợp chặt chẽ trong phục hồi du lịch, trong đó có sự liên kết giữa các sở ban ngành trong tỉnh, giữa Bình Định với các địa phương khác, phát huy hiệu quả liên kết Bình Định - Hà Nội; đảm bảo hài hòa về quy định đi lại giữa các địa phương nhằm tạo điều kiện trao đổi khách an toàn, hiệu quả.

- Tận dụng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, Bình Định nên chú trọng nâng cao chất lượng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái, du lịch văn hóa để mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho du khách sau thời gian dài bị tác động bởi COVID-19.

- Đẩy mạnh truyền thông, xúc tiến quảng bá các sản phẩm, chương trình du lịch thu hút du khách; ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm hỗ trợ hiệu quả phục hồi du lịch.

- Tiếp tục tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Phát huy hợp tác công tư, sự vào cuộc của các tập đoàn, các nhà đầu tư lớn cho sự phát triển của du lịch địa phương.

- Riêng đối với thị trường quốc tế, Tổng cục Du lịch đã tham mưu để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Phạm vi áp dụng sẽ được mở rộng vào đầu năm 2022, các địa phương chủ động đề xuất và đáp ứng điều kiện sẽ được xem xét cho phép đón khách du lịch quốc tế.

Ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, khôi phục hoạt động du lịch là nhu cầu bức thiết nhất, phải vừa đảm bảo an toàn, vừa hấp dẫn. Hiện tại, các doanh nghiệp đều quyết tâm khôi phục lại doanh nghiệp của mình. Chúng ta không có biện pháp khôi phuc thì sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại nên càng khôi phục sớm thì càng tốt. Theo ông, để an toàn, thì cần phải tiêm chủng vắc xin. Sau khi tiêm vắc xin thì cần có kế hoạch phục hồi, cần thực hiện du lịch theo nguyên tắc 5k. Tiếp theo là ứng dụng công nghệ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, giao dịch... Cuối cùng là yếu tố truyền thông, để mọi người luôn nhắc nhở, ý thức đảm bảo an toàn, là công cụ giúp chúng ta đánh tan rào cản lo ngại khi đi du lịch.

Nhân dịp này Tổng cục Du lịch đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay và đồng lòng ủng hộ các chương trình, hoạt động kích cầu du lịch. Ngành Du lịch rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành của địa phương, điểm đến, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông trong giai đoạn phục hồi, phát triển tới đây.

Bài liên quan
Du lịch TP.HCM thu về hơn 173.500 tỉ đồng trong 11 tháng năm 2024
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu về du lịch TP.HCM tháng 11 và 11 tháng năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch đề xuất 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp kích cầu du lịch