Các tiêu chuẩn trong phát triển thành phố thông minh có ý nghĩa cho các nhà cung cấp dịch vụ, nhà vận hành, cơ quan quản lý và người khai thác để có một ngôn ngữ chung, một cách tiếp cận thống nhất trong triển khai áp dụng, giao dịch, đánh giá, kiểm tra, quản lý chất lượng, liên kết phối hợp, chia sẻ khai thác chung.

Tiêu chuẩn hóa, yếu tố then chốt phát triển thành phố thông minh

Thu Anh | 17/10/2016, 10:39

Các tiêu chuẩn trong phát triển thành phố thông minh có ý nghĩa cho các nhà cung cấp dịch vụ, nhà vận hành, cơ quan quản lý và người khai thác để có một ngôn ngữ chung, một cách tiếp cận thống nhất trong triển khai áp dụng, giao dịch, đánh giá, kiểm tra, quản lý chất lượng, liên kết phối hợp, chia sẻ khai thác chung.

Để phát triển thành phố thông minh (smart city) hiệu quả, cần phải có tiêu chuẩn từ tiêu chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn về dữ liệu; tiêu chuẩn quản lý tạo ra một khuôn khổ giao tiếp chung, các thành tố khác nhau đều có một định dạng kết nối chung.

Hiện nay, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, CEN-CENCELEC... đã tích cực nghiên cứu, triển khai dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về thành phố thông minh, trong lĩnh vực tiêu chuẩn chuyên ngành của họ.

Tháng 6.2015, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thành lập Nhóm Tham vấn Chiến lược (SAG) trực thuộc Ban quản lý Kỹ thuật (TMB) xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tiêu chuẩn quốc tế ISO về smart city.

Đến nay ISO đã có các tiêu chuẩn cụ thể về thành phố thông minh như ISO 37120, ISO/TR 37150, ISO 37101, ISO 37102, ISO/TR 37121, ISO 37151, ISO 37152… tập trung vào việc định hình và phát triển bền vững cộng đồng, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, khái niệm smart city ngày càng trở nên phổ biến, nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo đề cập đến thành phố thông minh diễn ra trên cả nước, một số tỉnh thành đã chủ động lập kế hoạch, đề án xây dựng thành phố thông minh như Đà Nẵng, Bình Dương, TP.HCM, Đà Lạt…

Trong thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rất quan tâm và đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về thành phố thông minh. Đồng thời cử chuyên gia tham gia sâu vào hoạt động kỹ thuật vào ISO/TC 268, TC 268/SC1, thúc đẩy tuyên truyền áp dụng tiêu chuẩn về thành phố thông minh tại Việt Nam.

Được biết, thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của các yếu tố: cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phát triển kinh tế - xã hội bền vững được thể hiện qua nền kinh tế hiện đại, hệ thống giao thông thông minh, quản lý đô thị thông minh, quản lý năng lượng hiệu quả, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, chất lượng cuộc sống tốt…Cơ sở của sự thông minh là công nghệ thông tin truyền thông (ICT) giúp cho các lĩnh vực vận hành, quản lý, cung cấp dịch vụ đô thị được tiến hành một cách thông minh, tăng trưởng bền vững.

Biểu hiện rõ nhất về thành phố thông minh như dùng cảm biến để quản lý đèn đường, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng; sử dụng cảm biến để theo dõi tình hình rò rỉ, thất thoát nước sạch nhằm nâng cao hiệu quản sử dụng nguồn nước cấp cho thành phố; hoặc giám sát mức ô nhiễm trong không khí để kịp thời cung cấp thông tin cảnh báo cho người dân, nhất là những người dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp kịp thời đối phó…

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêu chuẩn hóa, yếu tố then chốt phát triển thành phố thông minh