Một số nhà phân tích quân sự cho biết Trung Quốc sẽ sớm có thể tiến hành sản xuất hàng loạt loại động cơ mới dùng cho tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay J-15.

Tiêm kích J-15 sắp có động cơ mới

08/09/2018, 15:49

Một số nhà phân tích quân sự cho biết Trung Quốc sẽ sớm có thể tiến hành sản xuất hàng loạt loại động cơ mới dùng cho tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay J-15.

Tiêm kích J-15 sắp dùng động cơ WS-10H tự sản xuất - Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo các nhà phân tích, vấn đề của WS-10H đã được khắc phục. Lực đẩy cùng tuổi thọ động cơ phản lực cánh quạt này nay đã ngang với AL-31F do Nga sản xuất.

WS-10H từng hứng chịu nhiều chỉ trích vì không đủ uy lực để trang bị cho J-15. Tiêm kích nặng nhất Trung Quốc này trước đó dùng động cơ AL-31F.

Nhằm nỗ lực xây dựng một lực lượng hải quân đủ sức hoạt động toàn cầu, Trung Quốc đặt mục tiêu sở hữu ít nhất 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030. Điều này có nghĩa nước này cần tối thiểu 130 tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay. Tuy nhiên cho đến nay thì J-15 là loại duy nhất được sử dụng, và hải quân có chưa tới 30 chiếc.

Chuyên gia quân sự Lý Kiệt đánh giá dù “cân sức” với AL-31F, nhưng WS-10H vẫn thua xa động cơ F414 của Mỹ mà tiêm kích F-18 sử dụng. Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc với tư cách nước lớn cần có nhiều máy bay chiến đấu hơn để phục vụ cho tham vọng hải quân, đặc biệt khi tàu sân bay nội địa đầu tiên đã bước vào giai đoạn chạy thử cuối cùng và có khả năng đi vào hoạt động trong năm tới”.

Còn theo nhà phân tích Tống Trung Bình, động cơ mới hiện đủ sức hoạt động trong điều kiện “3 cao” trên biển, gồm nhiệt độ cao, độ ẩm cao, độ mặn cao.

“J-15 cho đến nay là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay tân tiến đáng tin cậy nhất. Máy bay sẽ là trụ cột trong các nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai”, nhà phân tích Tống nhận xét.

Trước đó có thông tin động cơ WS-15 dùng cho tiêm kích tàng hình J-20 khắc phục được lỗi kĩ thuật, có thể sản xuất hàng loạt vào cuối năm.

Ngoài ra, ông Tống còn tiết lộ tập đoàn máy bay Thẩm Dương, nhà sản xuất J-15, đang phát triển một tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay mới dựa trên chiếc FC-31 thế hệ thứ 4.

Trung Quốc đến năm 2030 cần tối thiểu 130 tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay - Ảnh: SCMP

Nhiều máy bay do Trung Quốc tự sản xuất, trong đó có J-15, thường xuyên gặp vấn đề với động cơ, thiết kế cùng lỗi phát sinh từ những thay đổi kĩ thuật. Đã có ít nhất 4 tai nạn liên quan đến J-15, mặc dù chỉ có 2 vụ được truyền thông nước này đưa tin.

Phi công Trương Siêu, 29 tuổi, hy sinh tháng 4.2016 vì cố cứu chiếc tiêm kích J-15 mà anh ta đang lái. Ba tuần sau, đến lượt phi công Tào Tiên Kiến, khoảng 40 tuổi, gặp vấn đề tương tự, may mắn sống sót nhưng bị thương nặng.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm kích J-15 sắp có động cơ mới