Trang Giải phóng quân báo (PLA Daily) của quân đội Trung Quốc vừa đăng một loạt ảnh về công tác triển khai và thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-300 mua từ Nga.

Quân đội Trung Quốc tiết lộ việc triển khai S-300

05/09/2018, 15:07

Trang Giải phóng quân báo (PLA Daily) của quân đội Trung Quốc vừa đăng một loạt ảnh về công tác triển khai và thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-300 mua từ Nga.

Hình ảnh S-300 được triển khai - Ảnh: PLA Daily

Hình ảnh cho thấy binh sĩ của một lữ đoàn trực thuộc Chiến khu miền bắc đang chuẩn bị lắp đặt tên lửa cho S-300, trong khi lực lượng khác chịu trách nhiệm nạp tên lửa rồi tấn công các mục tiêu trên không. Đây là một cuộc tập trận được tổ chức vào tháng 8.

Theo PLA Daily, nhiệm vụ chính của lữ đoàn trong hình là đánh chặn mối đe dọa tên lửa nhắm vào thủ đô Bắc Kinh cùng thành phố Thiên Tân lân cận.

S-300 ban đầu được Liên Xô phát triển để bảo vệ những cơ sở hành chính hoặc quân sự lớn trước máy bay địch. Đây là một trong những hệ thống phòng không uy lực nhất thế giới, và Trung Quốc chính là khách hàng đầu tiên mua S-300 từ Nga.

Ngoài sở hữu 4 biến thể của S-300 là PMU, PMU1, PMU2 và S-300FM Rif trang bị cho hai tàu khu trục Type-51C, quân đội Trung Quốc còn tự chế tạo một phiên bản sao chép của S-300V mang tên HQ-18.

Quân đội Trung Quốc sở hữu nhiều biến thể của S-300 - Ảnh: PLA Daily
S-300 tấn công một mục tiêu trên không - Ảnh: PLA Daily

Hiện có 5 tiểu đoàn S-300 được triển khai hoạt động xung quanh Bắc Kinh và Thiên Tân, và 6 đơn vị nữa được cho đang đóng tại tỉnh Phúc Kiến, chủ yếu nhắm vào thành phố Đài Bắc cùng một số mục tiêu trọng yếu ở phía bắc Đài Loan.

Theo nhà quan sát quân sự Wendell Minnick, Đài Loan chưa có vũ khí đủ sức chống lại S-300 và S-400 (đã được Trung Quốc đặt mua) trong trường hợp Bắc Kinh tiến hành tấn công phủ đầu.

Số tổ hợp S-300 còn lại dùng cho mục đích bảo vệ cho nhà máy điện, cơ sở quân sự quan trọng trong và quanh các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Kinh, Thành Đô, Đại Liên và Thanh Đảo.

Cẩm Bình (theo Asia Times)

Bài liên quan
Hãng tìm kiếm internet lớn nhất Trung Quốc áp dụng mô hình AI DeepSeek, chạy đua với Tencent
Baidu tích hợp cả DeepSeek và các mô hình Ernie của riêng mình vào công cụ tìm kiếm, sau khi Tencent bắt đầu thử nghiệm công nghệ của công ty khởi nghiệp này trong tìm kiếm trên Weixin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nghiên cứu khoa học cần có chính sách đột phá
2 giờ trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Trung Quốc tiết lộ việc triển khai S-300