Do thu nhập doanh nghiệp đang trên đà suy giảm ở lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc và hoạt động kinh doanh quốc tế ở Mỹ nên Washington và Bắc Kinh đã lựa chọn giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thu nhập doanh nghiệp kém đã đẩy Mỹ, Trung vào con đường hợp tác

Một Thế Giới | 30/09/2015, 12:29

Do thu nhập doanh nghiệp đang trên đà suy giảm ở lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc và hoạt động kinh doanh quốc tế ở Mỹ nên Washington và Bắc Kinh đã lựa chọn giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc đang thu hẹp do nhà máy sản xuất trì trệ và doanh thu doanh nghiệp giảm mạnh, trong khi đó lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp cũng tạo ra ít lợi nhuận trong bối cảnh chi phí lao động ở Trung Quốc giảm.
Đồng thời, doanh thu của các doanh nghiệp Mỹ đã giảm trong hai quý liên tiếp và dự đoán sẽ giảm tiếp trong quý thứ III do đồng USD tăng và giá năng lượng giảm.
Do đó, những mặt yếu kém trong sản xuất ở cả hai quốc gia đã gây ra một sự gia tăng đáng kể trong giá cả hàng hóa và thúc đẩy lạm phát. Điều này đã khiến Trung Quốc và Mỹ tăng cường hợp tác để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
Sự mở rộng nhanh chóng trong chỉ số giá cốt lõi của Mỹ là yếu tố chính khiến Cục Dự trữ Liên bang suy nghĩ đến việc tăng lãi suất, nới lỏng nhu cầu sử dụng đồng USD và hỗ trợ khả năng sinh lời cho các hoạt động nước ngoài của công ty Mỹ.
Cùng với đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc - một quốc gia đang khát đầu tư, cần phải đảm bảo một dòng vốn ổn định, dòng vốn này được tập trung vào các tài sản của Mỹ. 
Để thực hiện điều này, cả Bắc Kinh và Washington đều phải đi đến một hợp tác song phương, đó là Trung Quốc phải đi đến cải cách tài chính và Mỹ phải đảm bảo ủng hộ đồng Nhân dân tệ lọt vào giỏ tiền tệ quốc tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Chính tuyên bố này đã dẫn Trung Quốc và Mỹ đi đến con đường hợp tác.
Chỉ số sản xuất của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 3 năm do thiếu đầu tư nghiêm trọng, điều này đã cản trở việc hiện đại hóa năng lực sản xuất. Hiện nay, chi phí hoạt động của các công ty Trung Quốc là cao, trong khi năng suất vẫn còn thấp. 
Ở Mỹ, nhiều công ty đã liên tiếp chịu đựng mức thua lỗ trong ba quý liên tiếp. Sự sụt giảm liên tục trong ngành năng lượng của Mỹ được bắt nguồn từ những biến chứng về cấu trúc của Trung Quốc và điều này đã gây trở ngại cho lạm phát của Mỹ. 
Hay nói cách khác, một trong những lý do quan trọng nhất khiến lợi nhuận nước ngoài của các công ty Mỹ giảm chính là sự hỗn loạn trên thị trường Trung Quốc.
Theo đó, nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ thường quan tâm đến thị trường Trung Quốc. Điều này được xem là động lực chính thúc đẩy quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai quốc gia này.
Tuyết Nhung (Theo Sputnik)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu nhập doanh nghiệp kém đã đẩy Mỹ, Trung vào con đường hợp tác