Những người rời Vũ Hán trong vòng 24 ngày kể từ khi ghi nhận ca nhiễm viêm phổi lạ đầu tiên cho đến lúc thành phố bị phong tỏa đem lại nỗi lo dịch bệnh lây lan ra toàn cầu.

Số dân Trung Quốc rời Vũ Hán trước lúc phong tỏa đã đi đâu?

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 28/01/2020, 09:33

Những người rời Vũ Hán trong vòng 24 ngày kể từ khi ghi nhận ca nhiễm viêm phổi lạ đầu tiên cho đến lúc thành phố bị phong tỏa đem lại nỗi lo dịch bệnh lây lan ra toàn cầu.

Thị trưởng Châu Tiên Vượng cuối tuần trước xác nhận Vũ Hán hiện chỉ có 9 triệu người, khoảng 5 triệu người kịp rời khỏi trước thời điểm lệnh cấm đi lại có hiệu lực, chiếm tới hơn 50% dân số.

Theo số liệu từ Sở Văn hóa - Du lịch Vũ Hán, tính đến ngày 26.1 có 4.096 người vẫn ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và dự định trở về vài ngày tới. Cơ quan này nhờ các hãng hàng không cùng khách sạn tại tỉnh thành khác giúp sắp xếp chỗ ở tạm thời cho họ.

China Business News cho biết Thái Lan là điểm đến hàng đầu của số dân Vũ Hán ra nước ngoài từ ngày 30.12 - 22.1. Trang tin dẫn số liệu từ nền tảng du lịch Flight Master: Hơn 11.000 người bay từ Vũ Hán đến sân bay Suvarnabhumi, 9.000 người khác đến sân bay Don Mueang.

Sân bay Changqi (Singapore) và sân bay Narita (Nhật Bản) lần lượt đón 10.680 và 9.080 khách Vũ Hán. Hơn 7.000 người bay sang Hồng Kông.

Hiện 4 điểm trên đều ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh. Thái Lan với Hồng Kông thông báo 8 ca, Singapore 4 ca, Nhật Bản 4 ca.

Thái Lan là điểm đến hàng đầu của số dân Vũ Hán ra nước ngoài từ 30.12 - 22.1 - Ảnh: Straits Times

Ở trong nước, Hà Nam, Hồ Nam và An Huy là ba tỉnh đón nhiều khách Vũ Hán nhất kể từ ngày 10.1.

Ngày 10.1 là thời điểm người dân Trung Quốc bắt đầu hành trình về quê ăn tết. Trong kỳ nghỉ lễ họ còn đi thăm thân thích ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Singapore.

Đóng vai trò trung tâm vận tải quan trọng tại miền Trung Trung Quốc, Vũ Hán đón rất nhiều người nhập cư. Thành phố có hơn 1,3 triệu sinh viên ở 89 trường đại học cao đẳng trên địa bàn với hàng nghìn người nước ngoài.

Dịch viêm phổi lạ bùng phát từ tháng 12.2019, đến nay số ca nhiễm trên toàn cầu lên gần 3.000 cùng 82 trường hợp tử vong. Tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp khi nước Đức ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Mỹ tiến hành theo dõi 110 trường hợp khả nghi trên 26 tiểu bang.

Chính quyền Trung Quốc để ngăn dịch lây lan đã áp đặt lệnh phong tỏa với Vũ Hán và hàng loạt thành phố khác. Giới chức tỉnh Hồ Bắc quyết định đình chỉ cấp thị thực ra nước ngoài lẫn giấy thông hành đến Hồng Kông, Macau, Đài Loan.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số dân Trung Quốc rời Vũ Hán trước lúc phong tỏa đã đi đâu?