Ngày 3.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục trong năm học 2021-2022.

Phụ huynh vẫn e ngại phản ánh kiến nghị với nhà trường do sợ ảnh hưởng đến con

T.V | 03/10/2022, 19:40

Ngày 3.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục trong năm học 2021-2022.

Trong năm học 2021-2022, Thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức 25 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 140 đơn vị giáo dục ở các nội dung như: Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác; Chỉ đạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung, chương trình giáo dục; Công tác phòng chống bạo lực học đường và an toàn trường học…

thcs-tphcm.jpg
Học sinh THCS tại TP.HCM trước giờ lên lớp - Ảnh: P.V

Cùng với đó, Thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện 3 cuộc thanh tra đột xuất và ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tự ý thành lập cơ sở giáo dục khi chưa được cấp phép hoạt động với tổng số tiền là 127,5 triệu đồng.

Trong đó, đã có 9 tổ chức, cá nhân thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định, còn 1 đơn vị là Trường THCS - THPT Châu Á Thái Bình Dương không chấp hành quyết định xử phạt.

Thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM đã tiếp nhận và xử lý 227 đơn, thư phản ánh của người dân gồm 34 đơn khiếu nại, 54 đơn tố cáo, 111 đơn phản ánh, kiến nghị và 28 đơn có nội dung khác.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, công tác thanh tra, kiểm tra trong năm học còn tồn tại tình trạng đơn thư vượt cấp; một số cơ sở giáo dục còn chủ quan, thiếu nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, chưa thực hiện tốt công tác công khai; việc phân công giảng dạy với cán bộ quản lý chưa đúng theo quy định; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chưa được nhiều lãnh đạo trường THPT quan tâm kịp thời; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, tư vấn du học chưa kịp thời cập nhật pháp lý hoạt động...

Ông Hiếu chỉ rõ, các tồn tại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Khách quan là trong tình hình hiện nay nhiều thông tin chưa rõ ràng trong triển khai các hoạt động giáo dục của một số cơ sở giáo dục nên gây hoang mang, tạo dư luận bức xúc cho cha mẹ học sinh.

Nhiều phụ huynh vẫn còn e ngại trong tiếp xúc với nhà trường để được giải đáp những phản ánh kiến nghị do sợ ảnh hưởng đến con đang học tại trường. Ngoài ra, đội ngũ nhà trường còn cán bộ giáo viên chưa nắm rõ chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ, thiếu hợp tác với nhà trường gây khó khăn trong công tác quản lý và quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Qua đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu quá trình giải quyết đơn khiếu nại cần sự cầu thị, coi trọng công tác hòa giải, đối thoại với người dân, tuyệt đối không được né tránh trách nhiệm, vòng vo, không dám nhìn nhận những thiếu sót của đội ngũ và công tác quản lý để điều chỉnh cho phù hợp.

Bài liên quan
Con em chúng ta học gì trong nhà trường?
Cuốn sách “Con em chúng ta học gì trong nhà trường?” của tác giả - nhà báo Nguyễn Minh Hải được ra mắt nhân ngày nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Tác phẩm cho thấy vai trò quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp trồng người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ huynh vẫn e ngại phản ánh kiến nghị với nhà trường do sợ ảnh hưởng đến con