VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.
Tài chính và đầu tư

Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức

Lam Thanh 14:35 03/04/2025

VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.

Việc Mỹ áp thuế sẽ tác động sâu rộng đến kinh tế Việt Nam

Sáng sớm 3.4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc gia và công bố thuế quan đối với tất cả các quốc gia. Ông Trump đã đẩy thuế quan trung bình lên hơn 20% và tác động rộng lớn đến hầu hết các nền kinh tế. Trong đó, Mỹ áp dụng qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ cũng cho biết có cơ hội đàm phán.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng việc Mỹ áp thuế qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, có hiệu lực vào ngày 9.4.2025, sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cụ thể, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng Việt Nam. Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20 - 30% hoặc hơn, tùy thuộc vào khả năng hướng thị trường.

anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS)

Do đó, Việt Nam có thể buộc phải tăng mua hàng từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỉ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, thặng dư thương mại với Mỹ sẽ hẹp đáng kể, có thể khiến tổng xuất khẩu của Việt Nam giảm từ mức 24,77 tỉ USD (2024) xuống thấp hơn, gây áp lực lên nền tăng trưởng kinh tế.

Đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ giảm 20 - 30%, tăng trưởng GDP năm 2025 có thể bị tác động giảm 1,78% bình quân năm trong 5 năm tới, từ mức dự kiến 7 - 8% của 2025 xuống còn khoảng 5 - 6,5% hoặc thấp hơn. Điều này phụ thuộc vào khả năng kích thích tiêu dùng nội địa và đầu tư công.

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu (đặc biệt là khu vực FDI) sẽ cắt giảm sản xuất, dẫn đến giảm việc làm và thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước - một yếu tố khác hỗ trợ tăng trưởng.

Thêm nữa, tỷ giá, lạm phát và FDI cũng sẽ chịu sức ép lớn nếu Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ suy giảm, nguồn cung USD từ hoạt động thương mại sẽ giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng, đẩy cầu USD lên cao và tạo áp lực mất giá lên đồng tiền Việt.

Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải can thiệp thông qua bán dự trữ ngoại hối - hiện tương đương 2,4 tháng nhập khẩu, tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng 3 - 5% trong năm 2025, từ mức 24.5635 VNĐ/USD (ngày 2.4.2025) lên khoảng 26.000 - 26.200 VNĐ/USD.

Cùng với tỷ giá, lạm phát cũng đứng trước nguy cơ leo thang. Mức thuế 46% có thể khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ và các thị trường khác tăng mạnh, đẩy chi phí sản xuất đi lên. Trong bối cảnh đó, VNĐ mất giá sẽ khiến giá hàng nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào (chiếm tới 90% kim ngạch nhập khẩu), tiếp tục tăng. Lạm phát vì vậy có thể vượt mục tiêu 4,5% và lên mức 5 - 6% trong năm 2025 nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Mức thuế cao khiến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt từ Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, phải xem xét lại chiến lược đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Mỹ trở nên khó tiếp cận. Một số công ty có thể chuyển nhà máy sang các nước ít chịu ảnh hưởng bởi thuế quan như Indonesia hoặc Ấn Độ, khiến FDI đăng ký và giải ngân sụt giảm (năm 2024 đạt khoảng 25,35 tỉ USD giải ngân).

Tuy nhiên, nếu Việt Nam tận dụng được làn sóng chuyển dịch khỏi Trung Quốc - quốc gia cũng chịu mức thuế cao từ Mỹ, dòng vốn FDI có thể phục hồi. Các ngành như bất động sản khu công nghiệp, logistics và sản xuất nội địa sẽ hưởng lợi nếu có chính sách ưu đãi hấp dẫn kịp thời.

Sớm đàm phán giảm thuế

Trước tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, VPBankS cho rằng Việt Nam cần sớm đàm phán nhằm giảm thuế hoặc đề xuất ngoại lệ cho một số mặt hàng chiến lược, đồng thời tăng nhập khẩu từ Mỹ để cân bằng cán cân thương mại.

hang-09505292.jpg
Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức

Về phía thị trường, việc đa dạng hóa xuất khẩu sang các đối tác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.

Trong nước, các giải pháp như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất phục vụ thị trường nội địa, cùng với kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá và lạm phát, cần được triển khai đồng bộ.

Mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.

Theo ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc SSI Research, phía Mỹ đã đưa ra báo cáo ước tính thương mại và có 8 trang về Việt Nam. Hầu hết các vấn đề nêu ra trong đó Việt Nam đã xử lý, như mở hơn với sản phẩm nông nghiệp, vấn đề sở hữu trí tuệ. Bộ Công Thương đã làm việc với hàng loạt mặt hàng mà phía Mỹ lo ngại, nghị định quản lý thương mại chiến lược… Chính quyền Trump cũng nhận xét Việt Nam là quốc gia đang xử lý những lo ngại từ phía Mỹ một cách hiệu quả nhất.

“Theo tôi, điều chúng ta cần theo dõi là chuyến công tác của Phó thủ tướng sang Mỹ trong thời gian tới để xem phản ứng từ Mỹ ra sao? Diễn biến trong 1 tuần tới liên quan đến đàm phán. Nhà đầu tư không nên quá hoảng loạn với con số 46%, hay sau này là 36%, 26%. Tôi cho rằng nó chỉ là con số bởi kết quả thực còn nằm trên bàn đàm phán", ông Hưng nói.

Bài liên quan
Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh
Trước việc Mỹ công bố áp thuế hàng hoá 46% với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
3 giờ trước Sự kiện
Tạp chí Một Thế Giới trân trọng giới thiệu nguyên văn bài "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức