Khu Vân Đồn (Quảng Ninh) được định hướng trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi. Các chuyên gia cho rằng ưu đãi lớn nhất cần phải tập trung chính là nguồn lực và thể chế.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 11.2016 vừa qua, Chính phủ đã biểu quyết, thống nhất việc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, trong đó có Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh sớm hoàn thiện đề án để trình cơ quan có thẩm quyền; đồng thời giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, UBND các tỉnh và các bộ, cơ quan liên quan lập đề nghị xây dựng dựán Luật Khu hành chính - kinh tếđặc biệt, báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội.
Nhắc lại điều này tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng cho rằng Khu hành chính – kinh tếđặc biệt Vân Đồn phải giải quyết tốt nhất 3 điểm nghẽn: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
“Phải coi đây là“phòng thí nghiệm thể chế của Việt Nam”để thu hút phát triển. Mục tiêu là cải thiện môi trường kinh doanh, với câu hỏi đặt ra là làm sao cho các tỉphú thế giới phải đến Vân Đồn” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Việc xây dựng các đặc khu kinh tế không phải đến bây giờ mới xuất hiện mà đã được đề cập đến trong nhiều năm nay. Tại Quyết định số 2428/QG-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn cũng đã quyết định, bên cạnh các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành, Khu kinh tế Vân Đồn được áp dụng thêm các cơ chế, chính sách đặc thù khác
Đó là ưu tiên huy động vốn ODA để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trong khu kinh tế; được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% vốn đối ứng cho một dự án ODA của trung ương đầu tư trên địa bàn nhưng địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng.
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư hạ tầng như sân bay Vân Đồn; hạ tầng công nghệ thông tin Vân Đồn; bệnh viện quốc tế Vân Đồn; hạ tầng giao thông xuyên đảo sẽ được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA.
Ngoài ra, Khu kinh tế Vân Đồn cũng được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện các dự án cảng du lịch, bến du thuyền thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương đầu tư. Việc cho vay lại, quản lý và sử dụng nguồn vay lại, hoàn trả vốn vay thực hiện theo quy định hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ cũng cho phépUBND tỉnh Quảng Ninh được thành lập Công ty Đầu tư tài chính nhà nước để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên cơ sở mô hình Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.Hồ Chí Minh.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) cho rằnghiện nay có hàng trăm đặc khu kinh tế trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đi sau, có thể học hỏi từ họ rất nhiều trong vấn đề xây dựng cơ chế vận hành, rút ra bài học để tránh rủi ro, tận dụng lợi thế. Tuy nhiên, vì đi sau nên chúng ta cần phải xây dựng được các thể chế hành chính, kinh tế theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội đối với các quốc gia đi trướcthì mới có thể thu hút được đầu tư.
TS Hồ cho biếtthể chế kinh tế thì hiện nay chúng ta có nhiều luật cũng chỉ ở mức hội nhập chung chứ chưa đến mức cao như các nước đã có. Vì thế để thu hút các nhà đầu tư đến thì chúng ta phải có những ưu đãi vượt bậc về thể chế, mà như người ta hay ví von là “xây tổ cho phượng hoàng” đến.
“Tất nhiên, chúng ta cũng không thể vì đó mà thu hút đầu tư bằng mọi giá như trước đây. Rất cần thiết phải có cân nhắc, chọn lọc” – TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
Hoàng Lân