Tổng thống Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ông Vladimir Putin vào ngày 16.6 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ). Đây là cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang những tháng đầu tiên của chính quyền Biden.

Ông Biden đối mặt Putin ở hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa căng thẳng Mỹ-Nga

Nhân Hoàng | 25/05/2021, 21:02

Tổng thống Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ông Vladimir Putin vào ngày 16.6 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ). Đây là cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang những tháng đầu tiên của chính quyền Biden.

Hôm 25.5, Nhà Trắng đã xác nhận các chi tiết của hội nghị thượng đỉnh. Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo diễn ra ngày 16.6, kết thúc vào cuối chuyến công du quốc tế đầu tiên của Biden với cương vị Tổng thống Mỹ vào tháng tới khi ông đến thăm Anh để dự cuộc họp G7 (nhóm 7 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản) và Brussels (Bỉ) cho hội nghị thượng đỉnh NATO.

Thư ký báo chí Nhà Trắng - Jen Psaki thông báo về hội nghị thượng đỉnh: “Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về toàn bộ các vấn đề cấp bách, khi chúng tôi tìm cách khôi phục khả năng dự đoán và sự ổn định cho mối quan hệ Mỹ-Nga”.

Biden lần đầu tiên đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin vào tháng 4.2021 khi chính quyền ông chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại các quan chức Nga lần thứ hai trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ.

Đầu tuần này, các quan chức Nhà Trắng cho biết đang chuẩn bị các chi tiết cho hội nghị thượng đỉnh. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Jake Sullivan đã thảo luận về các chi tiết của cuộc gặp với người đồng cấp Nga - Nikolay Patrushev.

Trong tuyên bố riêng về hội nghị thượng đỉnh này, Điện Kremlin nói rằng hai tổng thống sẽ thảo luận về “tình trạng hiện tại và triển vọng của quan hệ Nga-Mỹ, các vấn đề ổn định chiến lược và vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự quốc tế, bao gồm cả sự tương tác trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 và giải quyết các xung đột trong khu vực”.

Nhà Trắng đã nhiều lần cho biết đang tìm kiếm mối quan hệ "ổn định và có thể dự đoán được" với người Nga, đồng thời cáo buộc ông Putin can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái và Điện Kremlin đứng sau chiến dịch hack (thường được gọi là như vụ xâm phạm SolarWinds), trong đó hacker Nga đã lây nhiễm mã độc vào phần mềm được sử dụng rộng rãi, cho phép chúng truy cập vào mạng của ít nhất 9 cơ quan Mỹ.

Chính quyền Biden cũng chỉ trích Nga về vụ bắt giữ, bỏ tù thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny và công khai thừa nhận rằng họ có niềm tin từ thấp đến trung bình rằng các điệp viên Nga đã cung cấp tiền thưởng cho Taliban để tấn công quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Chính quyền Biden đã công bố các lệnh trừng phạt vào tháng 3.2021 với một số quan chức cấp trung và cấp cao của Nga, cùng với hơn 10 doanh nghiệp và các tổ chức khác, về cuộc tấn công bằng chất độc thần kinh gần như gây tử vong nhằm vào Navalny vào tháng 8.2020 và việc ông này bị bắt giam sau đó. Navlany trở về Nga vài ngày trước lễ nhậm chức của ông Biden hôm 20.1 và nhanh chóng bị bắt.

Tháng trước, chính quyền Biden tuyên bố trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, xử phạt hàng chục công ty và cá nhân của Nga để đáp lại các cáo buộc hack và can thiệp bầu cử của SolarWinds.

Song ngay cả khi tiếp tục với vòng trừng phạt mới nhất, Biden thừa nhận rằng ông đã từ chối thực hiện hành động cứng rắn hơn. Đây như nỗ lực để gửi thông điệp tới Tổng thống Putin rằng ông vẫn hy vọng rằng Mỹ và Nga có thể hiểu được các quy tắc của trò chơi trong mối quan hệ đối đầu giữa họ.

ong-biden-doi-mat-putin-trong-hoi-nghi-thuong-dinh-geneva3.jpeg
Ông Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ dưới thời Obama gặp ông Putin tại thủ đô Moscow, Nga ngày 10.3.2011

Trên thực tế, Tổng thống Biden đã đưa ra ý tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở nước thứ ba trong một cuộc điện đàm ngày 13.4, trong đó ông thông báo với Putin rằng một vòng trừng phạt thứ hai sắp tới.

Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, ông Biden mô tả Nga là "mối đe dọa lớn nhất" với an ninh và liên minh của Mỹ, đồng thời chê bai người tiền nhiệm Donald Trump vì thể hiện mối quan hệ ấm cúng với ông Putin.

Ông Trump tránh đối đầu trực tiếp với Putin và thường tìm cách hạ thấp các hành động ác ý của nhà lãnh đạo Nga. Hội nghị thượng đỉnh duy nhất của họ, được tổ chức vào tháng 7.2018 tại Helsinki (Phần Lan), được đánh dấu bằng việc ông Trump từ chối đứng về phía các cơ quan điều tra Mỹ khi Putin phủ nhận việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.

Vài tuần sau nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình, Biden phát biểu trước các nhân viên Bộ Ngoại giao rằng ông nói với Putin trong cuộc gọi đầu tiên giữa họ rằng sẽ thực hiện một cách tiếp cận Nga hoàn toàn khác so với Trump.

Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin, theo một cách rất khác với người tiền nhiệm của tôi, rằng những ngày Mỹ vật lộn trước những hành động gây hấn của Nga - can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng tôi, tấn công mạng, đầu độc công dân của mình - đã qua. Chúng tôi sẽ không ngần ngại tăng phí với Nga và bảo vệ lợi ích sống còn của chúng tôi cùng người dân", ông Biden cho hay.

Tháng 3.2021, trong cuộc phỏng vấn của ABC News, khi được hỏi liệu ông có nghĩ Putin là “kẻ giết người”, Biden xác nhận điều này.

Người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov nói rằng bình luận của Biden chứng tỏ ông “chắc chắn không muốn cải thiện quan hệ” với Nga và quan hệ giữa hai nước “rất tệ”.

Geneva, thành phố giàu có với khung cảnh tuyệt đẹp trên đỉnh Mont Blanc (cao nhất ở Tây Âu) và nổi tiếng vừa là trung tâm cho các tổ chức quốc tế vừa là biểu tượng tính trung lập của Thụy Sĩ.

Thành phố này tiếp đón hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga lần cuối vào năm 1985, khi Tổng thống Ronald Reagan gặp Mikhail Gorbachev - hội nghị thượng đỉnh được coi là ngắn về nội dung nhưng quan trọng trong việc phá vỡ băng giữa Đông - Tây và thúc đẩy những gì trở thành quan hệ thân thiện giữa hai người trong nhiệm kỳ.

Một cuộc gặp Biden-Putin ở đó có thể làm sống lại danh tiếng của Geneva như trung tâm ngoại giao quốc tế, khác xa với chính quyền Trump, nơi phần lớn xa lánh các tổ chức toàn cầu của mình như Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới. Chính quyền Biden đã tương tác lại với cả hai tổ chức đó.

Bài liên quan
Ông Biden nói dùng biện pháp 'vừa phải' trừng phạt Nga, kêu gọi Putin giảm căng thẳng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi giảm căng thẳng dù trước đó đã ban bố hàng loạt lệnh trừng phạt với Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden đối mặt Putin ở hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa căng thẳng Mỹ-Nga