Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres ngày 24.5 khẳng định thế giới đang “trong cuộc chiến” chống đại dịch COVID-19.

Tổng Thư ký LHQ: COVID-19 đã gây ra “cơn sóng thần đau khổ” cho thế giới

Đan Thuỳ | 25/05/2021, 08:43

Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres ngày 24.5 khẳng định thế giới đang “trong cuộc chiến” chống đại dịch COVID-19.

Phát biểu khai mạc cuộc họp thường niên chính của các thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cho rằng đại dịch COVID-19 đã gây ra “cơn sóng thần đau khổ” cho người dân trên toàn cầu. Kể từ khi thế giới phát hiện ca nhiễm COVID-19 vào cuối năm 2019 đã có hơn 3,4 triệu người đã vĩnh viễn ra đi, trong khi khoảng 500 triệu việc làm đã không còn.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhắc tới thực tế đáng buồn rằng nhiều nước giàu đã tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho đa số người dân và mở cửa nền kinh tế, trong khi đó làn sóng COVID-19 vẫn đang hoành hành tại các nước nghèo với sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm. Ông cũng cảnh báo làn sóng gia tăng các ca mắc mới này có thể cuớp đi thêm hàng trăm nghìn sinh mạng, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

000-1q646q-lova.jpg

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 115.000 nhân viên y tế đã tử vong do COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu - Ảnh: Internet

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres kêu gọi cộng đồng thừa nhận một thực tế rằng thế giới đang ở “trong cuộc chiến tranh” với đại dịch COVID-19, do đó thế giới cần nâng cao năng lực nhằm đánh bại đại dịch này.

Ngoài cuộc chiến chống COVID-19, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, ủng hộ một loạt khuyến nghị được đưa ra trước đó về cải cách và củng cố hệ thống y tế toàn cầu.

Cũng tại cuộc họp, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh sự hy sinh của đội ngũ y tế trên khắp thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch.

“Nhiều nhân viên y tế đã bị lây bệnh chéo. Dù báo cáo còn ít ỏi, chúng tôi ước tính 115.000 nhân viên y tế đã phải đánh đổi mạng sống để cứu người. Trong gần 18 tháng, các bác sĩ và nhân viên y tế trên toàn thế giới đã đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết. Họ đã cứu vô số mạng sống và chiến đấu vì nhân loại. Có nhiều người đã ngã xuống”, ông Tedros cho biết.

Tổng giám đốc WHO cho biết từ đầu cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều nhân viên y tế đã cảm thấy bất lực khi không được bảo vệ, thiếu khả năng tiếp cận với các thiết bị bảo hộ và vắc xin.

Liên quan đến vấn đề vắc xin, ông Tedros kêu gọi các nước đóng góp vắc xin ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX để có đủ vắc xin tiêm cho 10% dân số của tất cả các nước trước cuối tháng 9 và đạt 30% dân số của tất cả các nước vào cuối năm nay.

1-1596334046586.jpg

Ông cũng cảnh báo nếu dịch COVID-19 và các biến thể của nó vẫn còn lây lan ở nhiều nơi khác, thì không một quốc gia nào nên cho rằng họ đã “thoát khỏi nguy hiểm” dù tỷ lệ tiêm chủng là bao nhiêu đi nữa.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng Thư ký LHQ: COVID-19 đã gây ra “cơn sóng thần đau khổ” cho thế giới