Các chiến binh của nhóm dân quân địa phương chống đối quân đội Myanmar đã rút khỏi thị trấn Mindat ở phía tây bắc nước này sau nhiều ngày bị tấn công bởi lực lượng chiến đấu được hỗ trợ bởi pháo binh.
Nhóm nổi dậy rút khỏi vùng chiến khi quân đội Myanmar pháo kích dồn dập, Mỹ và Anh lên tiếng
Nhân Hoàng|16/05/2021, 12:10
Các chiến binh của nhóm dân quân địa phương chống đối quân đội Myanmar đã rút khỏi thị trấn Mindat ở phía tây bắc nước này sau nhiều ngày bị tấn công bởi lực lượng chiến đấu được hỗ trợ bởi pháo binh.
Một thành viên của nhóm cho biết hôm 16.5.
Mỹ và Anh kêu gọi quân đội Myanmar tránh gây thương vong cho dân thường. Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), được thành lập bởi những người trung thành với Aung San Suu Kyi - nhà lãnh đạo dân cử bị giam giữ của Myanmar, đã kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế.
Cuộc chiến ở thị trấn đồi núi Mindat, bang Chin, cách biên giới Ấn Độ khoảng 100 km, là một trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất kể từ khi cuộc đảo chính khiến Myanmar rơi vào hỗn loạn với biểu tình, đình công hàng ngày.
"Để tránh đối đầu, chúng tôi rút lui vì lo ngại thiệt hại cho thị trấn. Tất cả các chàng trai và đàn ông đều tham gia vào cuộc chiến này, tất cả họ đều đang chạy trốn", một chiến binh nói, đồng thời cho biết chỉ có phụ nữ và trẻ em ở lại thị trấn với hơn 40.000 người hiện đã bị quân đội chiếm đóng phần lớn.
Trang RFA dẫn lời một thành viên nhóm cho biết 5 chiến binh của họ đã thiệt mạng, nhưng tin rằng đã gây tổn thất nhiều lần cho quân đội Myanmar.
Chính quyền quân sự đã áp đặt thiết quân luật ở Mindat hôm 13.5 và sau đó tăng cường các cuộc tấn công vào những người mà họ gọi là "những kẻ khủng bố có vũ trang".
Những người dân trú ẩn trong thị trấn Mindat cho biết giao tranh đã bùng phát hôm 15.5.
Dịch vụ tin tức Irrawaddy cho biết một số ngôi nhà đã bị phá hủy khi quân đội tiếp tục bắn pháo hôm 15.5.
Hãng thông tấn Myanmar cho biết giao tranh hôm 12.5, 13.5 ở Mindat liên quan đến 100 người tấn công đồn cảnh sát và khoảng 50 người nhắm vào Ngân hàng Kinh tế Myanmar do chính quyền quân sự điều hành.
Một nghị sĩ địa phương nói cuộc giao tranh nổ ra sau khi quân đội từ chối thả 7 thanh niên địa phương bị giam giữ.
Hôm 15.5, Đài truyền hình Myawaddy do quân đội điều hành thông báo một số binh sĩ đã chết và những người khác mất tích sau các cuộc tấn công của "những người vô lương tâm". Lực lượng an ninh sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm để mang lại trật tự, Đài truyền hình Myawaddy nói thêm.
Lực lượng mới
Cuộc giao tranh đánh dấu sự xuất hiện của Lực lượng Phòng vệ Chinland, một trong một số nhóm mới thành lập để đối lập với chính quyền quân sự ở một quốc gia vốn đã có khoảng 20 nhóm vũ trang dân tộc.
Các chiến binh nói rằng họ là một phần Lực lượng Phòng vệ Nhân dân của Chính phủ Thống nhất Quốc gia.
"Chúng tôi muốn kêu gọi cộng đồng quốc tế có những hành động ngay lập tức để chấm dứt mọi bạo lực của quân đội Myanmar và bảo vệ những người không có khả năng tự vệ ở Mindat", Chính phủ Thống nhất Quốc gia cho biết.
Chính phủ Thống nhất Quốc gia được thành lập hôm 16.4 bởi những người phản đối chính quyền quân sự bao gồm các thành viên Quốc hội bị lật đổ, các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình chống đảo chính và các dân tộc thiểu số.
Hôm 5.5, Chính phủ Thống nhất Quốc gia cho biết đã thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân để bảo vệ những người ủng hộ mình khỏi các cuộc tấn công quân sự và bạo lực do chính quyền kích động.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Thống nhất Quốc gia cho biết động thái này là tiền thân của việc thành lập Quân đội Liên bang và lực lượng này có trách nhiệm "thực hiện các cải cách hiệu quả trong lĩnh vực an ninh để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 70 năm".
Đại sứ quán Mỹ và Anh tại Myanmar đã lên tiếng bày tỏ quan ngại cho dân thường ở Mindat.
Đại sứ quán Mỹ cho biết: "Việc quân đội sử dụng vũ khí chiến tranh chống lại dân thường, bao gồm cả tuần này ở Mindat, là một minh chứng thêm về độ sâu mà chế độ sẽ lặn xuống để nắm giữ quyền lực. Chúng tôi kêu gọi quân đội ngừng bạo lực với dân thường".
Đại sứ quán Anh nói bằng chứng về các hành động tàn bạo nên được gửi đến các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc "để các thủ phạm có thể bị quy trách nhiệm".
Các quốc gia phương Tây đã lên án chính quyền quân sự Myanmar và áp dụng các biện pháp trừng phạt với các tướng lĩnh cùng công ty liên quan. Quân đội Myanmar lên nắm quyền với cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng vào tháng 11.2020. Những lời các buộc này đã bị ủy ban bầu cử bác bỏ.
Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, ít nhất 790 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh trong các cuộc đàn áp các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của họ.
Bác bỏ con số đó, quân đội Myanmar đã áp đặt các hạn chế chặt chẽ với phương tiện truyền thông, thông tin và internet.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
UBND tỉnh An Giang đã việc thành lập Tổ xem xét, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng đất của Công ty cổ phần Xây lắp An Giang tại cụm công nghiệp, thị trấn An Phú, huyện An Phú.