Tờ Straits Times cùng nhiều đơn vị truyền thông khác được đến tham quan nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi vài ngày sau khi Nhật Bản tiến hành xả nước làm mát từ đây ra biển.

Nhật tìm cách thuyết phục thế giới về độ an toàn của nước thải nhà máy Fukushima

Cẩm Bình | 28/08/2023, 13:35

Tờ Straits Times cùng nhiều đơn vị truyền thông khác được đến tham quan nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi vài ngày sau khi Nhật Bản tiến hành xả nước làm mát từ đây ra biển.

Hoạt động xả nước chính thức bắt đầu từ ngày 24.8. Đến 5 giờ chiều 27.8 (giờ địa phương), công ty điện lực Tokyo (Tepco) - đơn vị vận hành nhà máy - đã giải phóng 1.420 tấn nước đã được xử lý để loại bỏ các chất phóng xạ ngoại trừ tritium.

Tổng cộng Fukushima Dai-ichi tích tụ 1,34 triệu tấn nước thải. Việc thiếu không gian chứa gây trở ngại lớn cho việc tháo dỡ nhà máy.

nhja00.jpg
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ngày 27.8 - Ảnh: AP

Cũng trong ngày 27.8, Nhật cho biết cuộc kiểm tra nước biển ngoài khơi Fukushima không phát hiện bất kỳ chất phóng xạ nào. Một ngày trước đó, trong mẫu cá lấy từ khu vực gần nhà máy không tìm thấy dấu vết của tritium - đồng vị hydro mà giới khoa học xác định là vô hại và không tích tụ trong cơ thể.

Thậm chí Tepco còn thành công dùng nước đã trải qua quy trình xử lý mang tên Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để nuôi cá bơn, bào ngư và rong biển khỏe mạnh.

Nhưng phản ứng mà Nhật nhận phải khi tiến hành xả nước lại vô cùng nặng nề. Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật, hai đặc khu Hồng Kông và Macau áp đặt hạn chế.

Cho dù không có hạn chế trên, người tiêu dùng thận trọng ở nhiều nơi cũng sẽ tạm tránh xa thủy sản nguồn gốc Nhật.

Để trấn an dư luận, Đại sứ Mỹ tại Nhật Rahm Emanuel dự kiến đến thăm Fukushima trong tuần này. Emanuel cho biết ông sẽ ăn cá địa phương giống như cố Thủ tướng Shinzo Abe ăn gạo Fukushima để chứng minh sản phẩm nông nghiệp nơi đây an toàn.

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho quá trình làm sạch phóng xạ đang tiến triển là không cần mặc đồ bảo hộ nữa, mặc dù vẫn cần đeo khẩu trang cùng găng tay. Viện Khoa học - Công nghệ Lượng tử và X-quang quốc gia Nhật khẳng định liều bức xạ trong chuyến tham quan nhà máy kéo dài 6 giờ của các đơn vị truyền thông thấp hơn cả liều bức xạ dùng cho chụp X-quang nha khoa.

nhja01.jpg
Đại diện Tepco giải thích cách xử lý và xả nước - Ảnh: AP

Không ít người nghi ngờ dữ liệu khoa học của Nhật. Tokyo cho biết lượng nước thải ra hàng năm chỉ chứa 22 nghìn tỉ becquerels (Bq) tritium - thấp hơn nhiều so với nhà máy điện hạt nhân Dương Giang của Trung Quốc 112 nghìn tỉ Bq, nhà máy điện Haysham Two của Anh 323 nghìn tỉ Bq hay trung tâm xử lý nhiên liệu hạt nhân La Hague của Pháp 10.000 nghìn tỉ Bq.

Một số người khác lập luận việc lấy mẫu nước diễn ra ngẫu nhiên, không loại trừ khả năng có sai sót lúc lấy mẫu.

Kenichi Takahara - người phụ trách rủi ro của Tepco - khẳng định trước các đơn vị truyền thông đến tham quan nhà máy rằng họ luôn giữ vững nguyên tắc chịu trách nhiệm giải trình và đảm bảo chính xác tuyệt đối.

Nhà máy liên tục tạo ra 90 tấn nước phóng xạ mỗi ngày. Nước đi qua ALPS, sau đó tiếp tục được pha loãng để lượng tritium chưa tới 1/7 tiêu chuẩn nước uống do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra rồi mới được trữ.

Nhằm tránh sai sót lúc lấy mẫu, nước được tách thành nhóm 10 bể và trải qua quá trình khuấy đều liên tục trong 6 ngày. Mỗi ngày 460 tấn được pha loãng với 340.000 tấn nước biển, xả dần trong 17 ngày.

Tepco sử dụng van khẩn cấp tự động sẽ dừng xả nếu phát hiện không còn dòng nước biển đi vào hoặc có bức xạ, song song với chế độ con người điều khiển. Hệ thống này đã trải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật tìm cách thuyết phục thế giới về độ an toàn của nước thải nhà máy Fukushima