Sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền thân Mỹ tại Afghanistan đã làm dấy lên một số lo ngại của nhiều người dân Seoul, kéo theo các cuộc tranh luận về an ninh quốc gia tại Hàn Quốc.

Người Hàn Quốc hoang mang khi chính quyền thân Mỹ tại Afghanistan sụp đổ trước Taliban

Anh Tú | 20/08/2021, 15:09

Sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền thân Mỹ tại Afghanistan đã làm dấy lên một số lo ngại của nhiều người dân Seoul, kéo theo các cuộc tranh luận về an ninh quốc gia tại Hàn Quốc.

Kim Yo-whan hôm 18.8 nói rằng mình lo ngại sự hỗn loạn ở Kabul có thể lặp lại ở Hàn Quốc, nơi các nhóm đang vận động các lực lượng đồn trú của Mỹ phải rời khỏi bán đảo Triều Tiên.

"Taliban đã giành quyền kiểm soát các khu vực chính ngay sau khi quân đội Mỹ rút đi và điều đó có thể dễ dàng xảy ra ở Hàn Quốc", Kim, chủ một doanh nghiệp nhỏ, cho biết. Bà Kim nói thêm: "Lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc là tuyến phòng thủ bảo vệ thế giới tự do cuối cùng hướng t trong khu vực”.

Yoon Sae-jung, một giáo viên, lại nghĩ khác. Bà Yoon nói: "Mỹ sẽ không quyết định rút khỏi Hàn Quốc một cách dễ dàng" bởi vì "Hàn Quốc vai trò địa chính trị quan trọng" để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Lee Kwon-yeol, một nhân viên văn phòng, cũng cho rằng Mỹ sẽ không rút quân vì "Hàn Quốc và Afghanistan khác nhau về chiến lược".

Hôm 18.8, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Joe Biden "không có ý định rút lực lượng khỏi Hàn Quốc".

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc đã kéo dài khoảng 70 năm, kể từ khi quân đội nước này tiến vào Bán đảo Triều Tiên năm 1950. Khoảng 28.500 lính Mỹ đang đóng quân ở Hàn Quốc để bảo vệ chống lại bất kỳ cuộc xâm lược tiềm tàng nào từ bên ngoài. Liên minh quân sự của Mỹ với Hàn Quốc được củng cố bởi một hiệp ước phòng thủ chung được ký kết sau khi chiến tranh Triều Tiên tạm ngưng vào năm 1953.

Hàn Quốc cũng tăng cường tài trợ cho quân đội Mỹ theo hiệp định mới. Phía Mỹ cho biết: 'Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt' kéo dài 6 năm được đề xuất sẽ thay thế thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2019”.

Tướng quân đội đã nghỉ hưu James Thurman, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc từ năm 2011 đến năm 2013, cho biết những gì đã xảy ra ở Kabul minh chứng cho tầm quan trọng của tinh thần trực chiến tại Hàn Quốc.

"Tôi tin tưởng vào quân đội Hàn Quốc, rất tự tin, tôi đã dành gần ba năm ở đó để huấn luyện với họ", Thurman nói.

"Đó là một bối cảnh hoàn toàn khác. Nhưng tôi nghĩ rằng những kẻ thù của chúng tôi sẽ được khích lệ khi họ thấy điều gì đó tương tự như thế này xảy ra", Thurman nói thêm, khi nói đến sự sụp đổ của Kabul.

Không chỉ riêng tại Hàn Quốc mà trước đó người dân trên đảo Đài Loan và Ukraine cũng sốc trước việc quân đội Afghanistan sụp đổ quá nhanh trước Taliban sau khi lực lượng Mỹ triệt thoái. Vào lúc này, Bình Nhưỡng đang ra sức kêu gọi việc Mỹ phải sớm rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Hàn Quốc hoang mang khi chính quyền thân Mỹ tại Afghanistan sụp đổ trước Taliban