Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Trung Quốc - Tập Cận Bình hôm 9.9.

Ông Biden và Tập Cận Bình điện đàm lần 2 sau những cuộc công kích kéo dài

Sơn Vân | 10/09/2021, 09:51

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Trung Quốc - Tập Cận Bình hôm 9.9.

Trong đó, cả hai nhà lãnh đạo thảo luận về sự cần thiết phải tránh để cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không trở thành xung đột.

Quan hệ giữa Mỹ - Trung đã ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ và đây chỉ là cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống vào tháng 1.2021.

Một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo đã có "một cuộc thảo luận rộng rãi, mang tính chiến lược", bao gồm "các lĩnh vực mà lợi ích của hai nước hội tụ và các lĩnh vực mà lợi ích, giá trị và quan điểm của họ khác nhau".

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cuộc trò chuyện diễn ra "thẳng thắn" và "có chiều sâu", đồng thời nói thêm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết chính sách của Mỹ với Trung Quốc gây khó khăn lớn cho quan hệ giữa hai bên.

Báo cáo của Trung Quốc cho biết thêm rằng cả hai bên đã đồng ý duy trì liên lạc thường xuyên.

ong-biden-hoi-dam-voi-tap-can-binh-lan-2-sau-nhung-cuoc-cong-kich-keo-dai.jpg
Chủ tịch Trung Quốc -  Tập Cận Bình bắt tay ông Joe Biden khi đó là Phó Tổng thống Mỹ bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 4.12.2013 - Ảnh; Reuters

Các cuộc họp cấp cao không thường xuyên kể từ cuộc điện đàm đầu tiên của ông Biden và Tập Cận Bình vào tháng 2 đã mang lại tiến triển không đáng kể về một loạt vấn đề, từ biến đổi khí hậu, đến nhân quyền và sự minh bạch về nguồn gốc của đại dịch.

Trong những tháng sau đó, hai bên đã công kích lẫn nhau gần như liên tục, thường xuyên sử dụng các cuộc tấn công mạnh mẽ, trừng phạt các quan chức của nhau và chỉ trích đối phương không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế.

"Tổng thống Biden nhấn mạnh mối quan tâm lâu dài của Mỹ với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới và hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về trách nhiệm của cả hai quốc gia để đảm bảo cạnh tranh không trở thành xung đột", tuyên bố cho biết.

Đang lo lắng về cuộc rút lui hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan, chính quyền Biden đã báo hiệu rằng việc chấm dứt cuộc chiến dài nhất của Mỹ sẽ mang lại cho các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự nước này không gian để tập trung vào các mối đe dọa cấp bách hơn bắt nguồn từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc.

Thế nhưng, Trung Quốc nhanh chóng nắm bắt được thất bại của Mỹ ở Afghanistan khi cố gắng miêu tả nước này như một đối tác hay thay đổi. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị hồi tháng trước nói rằng Mỹ không nên mong đợi sự hợp tác của Trung Quốc về vấn đề đó hoặc các vấn đề khác nếu họ cũng đang cố gắng để "kiềm chế và trấn áp" Trung Quốc. 

Trong một cuộc điện đàm hôm 29.8, ông Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken rằng cộng đồng quốc tế nên tham gia với các nhà cầm quyền mới của Afghanistan và "hướng dẫn tích cực" cho họ.

"Mỹ nên làm việc với cộng đồng quốc tế để cung cấp viện trợ kinh tế và nhân đạo cho Afghanistan, giúp chế độ mới điều hành các chức năng của chính phủ một cách bình thường, duy trì sự ổn định xã hội, ngăn chặn đồng tiền mất giá và chi phí sinh hoạt tăng lên",
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói.

"Trong khi tôn trọng chủ quyền của Afghanistan, Mỹ nên có hành động cụ thể để giúp Afghanistan chống lại chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn bạo lực, thay vì chơi các tiêu chuẩn kép hoặc chống khủng bố một cách có chọn lọc", ông Vương Nghị nói, đồng thời cảnh báo rằng việc rút quân vội vàng có thể cho phép các nhóm khủng bố "tập hợp lại và trở lại mạnh mẽ hơn".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ - Ned Price, Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken và ông Vương Nghị đã nói về "tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế buộc Taliban phải chịu trách nhiệm về những cam kết công khai mà họ đã thực hiện liên quan đến lối đi an toàn và quyền tự do đi lại cho người Afghanistan cùng công dân nước ngoài".

Trung Quốc chưa chính thức công nhận Taliban là nhà cầm quyền mới của Afghanistan, nhưng ông Vương Nghị hồi tháng trước đã tiếp đón Mullah Baradar, người đứng đầu văn phòng chính trị của nhóm, nói rằng thế giới nên hướng dẫn và hỗ trợ Afghanistan khi nước này chuyển sang một chính phủ mới thay vì đưa thêm áp lực lên nó.

Ông Vương Nghị trước đó nói với ông Blinken trong một cuộc gọi vào ngày 16.8 rằng việc rút quân vội vàng khỏi Afghanistan có "tác động tiêu cực nghiêm trọng", nhưng cam kết làm việc với Mỹ để thúc đẩy sự ổn định ở nước này.

Bài liên quan
Cuộc chuyển giao quyền lực sóng gió: Ông Biden và ông Trump đối đầu kịch liệt về Ukraine
Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, với bất đồng sâu sắc về chính sách đối ngoại, đặc biệt là vấn đề Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden và Tập Cận Bình điện đàm lần 2 sau những cuộc công kích kéo dài