Khi Taliban liên tục chiếm hết các thủ phủ của tỉnh đến Kabul, thủ đô của Afghanistan, Triều Tiên lại tiếp tục lên tiếng phản đối sự hiện diện của lính Mỹ ở Hàn Quốc.

Nhân tình hình tại Afghanistan, Triều Tiên đẩy mạnh chiến lược đẩy bật lính Mỹ ở Hàn Quốc

Anh Tú | 20/08/2021, 13:44

Khi Taliban liên tục chiếm hết các thủ phủ của tỉnh đến Kabul, thủ đô của Afghanistan, Triều Tiên lại tiếp tục lên tiếng phản đối sự hiện diện của lính Mỹ ở Hàn Quốc.

Các chuyên gia đang chia rẽ về việc Taliban tiếp quản Afghanistan có thể ảnh hưởng như thế nào đến CHDCND Triều Tiên. Một số người cho rằng sự sụp đổ của Kabul, do Mỹ rút quân, có thể khuyến khích tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, trong khi những người khác cho rằng việc Kabul thất thủ có thể khiến Mỹ dồn sự chú ý vào Bình Nhưỡng trong bối cảnh Washington chịu áp lực nặng nề do hậu quả phức tạp của việc rút quân khỏi Afghanistan.

Sau khi duy trì sự hiện diện quân sự ở Afghanistan trong 20 năm, Mỹ đã hoàn toàn rời khỏi căn cứ quân sự lớn nhất của họ, Sân bay Bagram, vào ngày 2.7 và chuyển giao quyền kiểm soát cho các lực lượng Afghanistan.

Nhưng ngay đầu tháng 8, lực lượng Taliban lập tức trỗi dậy tại Afghanistan và bắt đầu giành quyền kiểm soát các thủ phủ lớn của tỉnh. Hôm Chủ nhật 15.8, Taliban tuyên bố chiếm thủ đô Kabul và đặt Afghanistan thuộc quyền kiểm soát của họ.

Trong quá khứ, Triều Tiên thường tận dụng các cuộc khủng hoảng lớn để gia tăng áp lực đối phó Mỹ. Và khi Taliban liên tục chiếm hết các thủ phủ của tỉnh đến Kabul, thủ đô của Afghanistan, Triều Tiên lại tiếp tục lên tiếng phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cho biết: “Để hòa bình ổn định trên bán đảo, Mỹ buộc phải rút quân xâm lược và khí tài chiến tranh được triển khai ở Hàn Quốc”.

Harry Kazianis, giám đốc cấp cao về nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm Vì lợi ích Quốc gia, một tổ chức tư vấn ở Washington, DC, cho biết việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ sau đó của Afghanistan dưới tay Taliban có thể thúc đẩy Triều Tiên chỉ đạo "các nỗ lực tuyên truyền của họ về việc Mỹ cũng nên rời khỏi (Hàn Quốc)".

Ông nói thêm: "Triều Tiên rõ ràng không hy vọng sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến nào đó chống lại Mỹ, nhưng rõ ràng họ hy vọng rằng họ có thể trông đợi Washington cuối cùng sẽ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc ít nhất là chấp nhận nó một cách không chính thức (như Ấn Độ hay Pakistan)".

Evans Revere, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao, người có nhiều kinh nghiệm đàm phán với Triều Tiên, cho biết Bình Nhưỡng đã tập trung nỗ lực nhằm làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn. Ông cảnh báo rằng Triều Tiên không nên tính toán sai về tình hình ở Afghanistan.

"Người Triều Tiên sẽ khôn ngoan nếu không đưa ra kết luận sai lầm về những gì họ đang chứng kiến ​​ở đây, bởi vì Mỹ vẫn là một quốc gia rất mạnh, rất mạnh và rất có năng lực, và Triều Tiên không nên để xảy ra những sự kiện đáng tiếc do hiểu sai thông điệp”, Revere nhận định trong những ngày gần đây.

Revere, người hiện đang cộng tác với Viện Brookings, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết: “Người Triều Tiên từ lâu đã muốn thấy các lực lượng Mỹ rút khỏi Bán đảo Triều Tiên".

"Mục tiêu của Triều Tiên là bẻ gãy liên minh và chấm dứt liên minh (Mỹ - Hàn). Điều đó không thay đổi trong những năm qua. Và những gì chúng ta thấy trong những năm gần đây là Triều Tiên đã trở nên tích cực hơn nhiều trong việc cố gắng giải quyết tình trạng này", Revere nói thêm.

Ken Gause, Giám đốc Chương trình Phân tích Đối thủ tại trung tâm nghiên cứu CNA ở Arlington, Virginia, cho biết những diễn biến gần đây ở Kabul có thể thúc đẩy nỗ lực của Bình Nhưỡng trong việc phá vỡ liên minh giữa Washington và Seoul.

Ông Gause nói: “Triều Tiên có thể đánh giá Mỹ lúc này đang bị thương và Triều Tiên có thể gặt hái một số lợi ích khi gây thêm áp lực và tạo ra một khoảng cách ngăn giữa Mỹ và Hàn Quốc”.

Gause cho rằng Bình Nhưỡng sẽ khó bị áp lực từ trừng phạt dưới thời Biden khi mà Washington đang phải xử lý hậu quả của Afghanistan. Do vậy, họ càng trở nên mạnh mẽ hơn trong các chiến lược liên quan tới Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân tình hình tại Afghanistan, Triều Tiên đẩy mạnh chiến lược đẩy bật lính Mỹ ở Hàn Quốc